hiện tiêu chí môi trường
* Kết quả
Các cơ sở Đoàn đã tích cực tuyên truyền, phản ánh kịp thời về các hoạt động tham gia thực hiện tiêu chí môi trường của Đoàn thanh niên các cấp. Huyện đoàn đã xây dựng các tin, bài phản ánh về hoạt động tham gia thực hiện tiêu chí môi trường của ĐVTN; tuyên truyền trực quan qua hệ thống poster, tờ rơi, sổ tay, hệ thống phát thanh thôn, bản, xã, qua mạng xã hội như: facebook, zalo,… Tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện.
Các cơ sở đoàn đã vận động đoàn viên, thanh niên mạnh dạn, tích cực đưa ra ý tưởng sáng tạo tham mưu, hiến kế trong thực hiện tiêu chí môi trường thông qua các hoạt động đăng ký đảm nhận, tham gia xây dựng và duy trì các công trình đường trục thôn - xóm; đường ngõ - xóm, đường giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương sáng-xanh-sạch-đẹp; cải tạo nhà cửa, vườn, ao, chuồng; làm đẹp hệ thống hàng rào, cổng, xanh hóa đường bê tông nông thôn; thực hiện các công trình “Đoạn đường thanh niên”,”Thắp sáng đường quê”; hỗ trợ nhân dân xây dựng các công trình cấp, chứa nước...
Hoạt động bảo vệ môi trường được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tại các xã, thị trấn tích cực tham gia, với các hoạt động:tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch thông qua các cuộc thi; ra quân làm sạch bờ sông; trồng cây xanh; trồng rừng; trồng cây ăn quả; vệ sinh đường làng, ngõ xóm; thu gom, xây lò đốt rác thải tại các điểm xử lý rác; quét vôi cây xanh dọc một số tuyến đường; phát quang bụi rậm; khơi thông kênh, rạch, thực hiện tuyến đường xanh - sạch - đẹp; hướng dẫn và vận động nhân dân đổ rác đúng nơi quy định; tổ chức dọn vệ sinh các điểm ô nhiễm môi trường; biến điểm chân rác thành vườn hoa; xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; di dời nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi không hợp vệ sinh ra xa nơi ở;diễu hành, đi bộ vì môi trường; xây dựng bể chứa rác trên đồng ruộng thông qua mô hình “Đường hoa thanh niên”, “Giữ sạch cánh đồng quê hương”, “Tổ hợp tác thanh niên bảo vệ môi trường”, “Gia đình tình nguyện - Cộng đồng tình nguyện”, “Hàng cây thanh niên”, duy trì hiệu quả mô hình “Ngày Chủ nhật xanh”; tổ chức rộng khắp các hoạt động: Tết trồng cây, Giờ Trái đất, Ngày Môi trường thế giới… các hoạt độngtham gia được tổ chức với quy mô rộng, thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Kết quả, đoàn viên, thanh niên đã triển khai trồng mới hơn 12.000 cây xanh các loại; thu gom và xử lý được gần 150 tấn rác; đào 159 hố chứa rác; 163 đoạn đường thanh niên tự quản
* Hạn chế
Công tác tuyên truyền của các đoàn viên thanh niên về bảo vệ môi trường chưa đến được đông đảo các bạn ĐVTN và nhân dân, đặc biệt các địa bàn khó khăn như: vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào thiểu số.
Công tác tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ đoàn viên thanh niên tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít. Các nguồn lực đầu tư cho hoạt động thực hiện tiêu chí môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu cùng với đó là sự thiếu vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp địa phương khiến công tác triển khai còn chậm và gặp nhiều hạn chế.
Việc phổ biến, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong bảo vệ môi trường còn ít.
Nhận thức của người dân mà đặc biệt là thanh niên nông thôn về thực hiện tiêu chí môi trường còn hạn chế, vẫn tồn tại tâm lý ỷ lại, trông chờ.
Số lượng ĐVTN tham gia bảo vệ môi trường còn ít và ĐVTN chỉ tham gia nhiều ở khâu thu gom rác thải... xong việc xử lý rác thải thì rất hạn chế.
* Nguyên nhân:
Công tác tuyên truyền về môi trường ở một số địa phương chưa được quan tâm thực sự. Mặc dù Chỉ thị của trung ương đã xác định rõ tuyên truyền về môi trường là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là trách nhiệm của các ngành, các cấp nhưng đến nay vẫn có nhiều quan niệm cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chỉ là nhiệm vụ của ngành Môi trường nên việc chỉ đạo, lãnh đạo công tác này của cấp uỷ và chính quyền ở địa phương chưa sát sao, chưa gắn kết chặt chẽ hoạt động chuyên môn với tuyên truyền về môi trường.
Thanh thiếu niên ở các vùng khó khăn ít được tiếp cận với thông tin về môi trường và bảo vệ môi trường. Mới tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ huyện đoàn, còn đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở thì chưa được bồi dưỡng nhiều. Trong thực tế đội ngũ cán bộ cơ sở đoàn cần được quan tâm bồi dưỡng, vì chính đội ngũ này sẽ thực hiện công tác truyền thông và tổ chức các hoạt động cho thanh thiếu niên.
Nguồn lực, cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền về môi trường còn khó khăn, đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền và cán bộ Đoàn hầu hết đều kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều, chế độ đãi ngộ lại quá thấp, nên chưa thực sự tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự làm đầu mối để chuyển tải đến với người dân. Đặc thù huyện Lục Ngạn là huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trên một địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp, đặc biệt một số nơi đồng bào còn chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông.
Hoạt động tuyên truyền về môi trường của ĐVTN có lúc vẫn còn mang tính hình thức, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào Luật và Pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; chưa đi sâu vào tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Tổ chức sinh hoạt tại một số cơ quan, đơn vị vẫn còn hình thức, lồng ghép nhiều hoạt động, thời gian và nội dung sinh hoạt chưa thực sự chất lượng.
Kỹ năng, nghiêp vụ của một số cán bộ đoàn còn hạn chế. Còn lúng túng trong quá trình tổ chức, triển khai và thực hiện.
Do ĐVTN tuổi đời còn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn; một số cán bộ đoàn thiếu tính chủ động nên chất lượng tham mưu với cấp ủy, chính quyền còn chưa sát với thực tế, một số nơi chưa xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường.
Tinh thần xung kích, tình nguyện của ĐVTN chưa cao, nhiều ĐVTN nhận thức còn chưa đúng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, coi đó là việc của chính quyền, cán bộ, công chức, không phải việc của mình; số ít thanh niên có lối sống, suy nghĩ thiếu đúng đắn, ham chơi, thích hưởng thụ, lười lao động.
Các mô hình hay, cách làm hiệu quả chỉ mới do tỉnh đoàn, huyện đoàn xây dựng, được tổng kết đánh giá, song việc phổ biến và nhân rộng các mô hình còn gặp khó khăn do các cơ sở đoàn khác nhau nên có nhiều yếu tố khác nhau, khó áp dụng trên diện rộng.
ĐVTN là lao động chủ yếu trong gia đình nên thường đi làm ăn xa nhà, một số ĐVTN có ý thức, nhận thức đúng thì đi học các trường cao đẳng, đại học trên cả nước vì vậy số lượng ĐVTN hiện đang ở nhà còn rất ít dẫn đến khó khăn trong huy động lực lượng để tổ chức, triển khai và hành động.
ĐVTN chưa được hỗ trợ các trang thiết bị, máy móc, công nghệ để xử lý rác. Bên cạnh đó cả huyện Lục Ngạn mới chỉ có 1 lò đốt rác có công suất nhỏ.