Tổng diện tích đất tự nhiên Tổng số (Ha) Cơ cấu (%) 103.253,05 100,00 I. Đất nông nghiệp 71.824,07 69,56
1. Đất sản xuất nông nghiệp 31.797,42 30,80
a. Đất trồng cây hàng năm 4.987,76 4,83
Đất trồng lúa 3.868,66 3,75
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi -
Đất trồng cây hàng năm khác 1.119,10 1,08
b. Đất trồng cây lâu năm 26.809,66 25,97
2. Đất lâm nghiệp có rừng 39.847,94 38,59 Rừng sản xuất 29.026,40 28,11 Rừng phòng hộ 10.821,54 10,48 Rừng đặc dụng - 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 178,09 0,17 4. Đất nông nghiệp khác 0,62 -
II. Đất phi nông nghiệp 25.519,03 24,72
1. Đất ở 2.129,30 2,06
Đất ở đô thị 66,74 0,06
Đất ở nông thôn 2.062,56 2,00
2. Đất chuyên dùng 17.833,96 17,27
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 158,57 0,15
Đất quốc phòng, an ninh 15.424,28 14,94
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 168,32 0,16
Đất có mục đích công cộng 2.082,79 2,02
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 25,26 0,02
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 218,13 0,21
5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.312,38 5,15
6. Đất phi nông nghiệp khác - -
III. Đất chưa sử dụng 5.909,95 5,72
1. Đất bằng chưa sử dụng 33,14 0,03
2. Đất đồi núi chưa sử dụng 5.876,81 5,69
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn (2018)
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa được điều tra kỹ để
đánh giá về trữ lượng nước ngầm nhưng qua khảo sát sơ bộ các giếng ở một số vùng trong huyện cho thấy mực nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20 - 25
m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt của các điểm dân cư.
Nhìn chung nguồn nước trong huyện có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc điểm lượng mưa thấp hơn các vùng khác trong tỉnh nên sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, có năm do hạn hán kéo dài, nhiều hồ đập bị cạn kiệt nước đã gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy trong tương lai cần phải khảo sát kỹ về trữ lượng nước, có kế hoạch hợp lý, kết hợp với việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn.
Tóm lại, tài nguyên nước Lục Ngạn ở các sông Lục Nam và hai hồ chứa lớn là Cấm Sơn và Khuôn Thần cùng nhiều hồ, sông suối nhỏ có tiềm năng rất lớn, huyện cần bổ xung hoàn chỉnh hệ thống lấy nước, dự trữ nước một cách hợp lý sẽ phục vụ tốt cho sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, đồng thời cần tiến hành thăm dò đánh giá nguồn nước ngầm đi đôi với việc đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để giữ lượng nước mưa.
Tài nguyên rừng: là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 35.817,85
ha, chiếm 35,38% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 16.124,04 ha, chiếm 45,02% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ là 19.693,81 ha, chiếm 54,98% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện.
Tài nguyên khoáng sản: có một số khoáng sản quý như: than, đồng,
vàng..., theo tài liệu điều tra tài nguyên dưới lòng đất cho biết: về than các loại có trữ lượng khoảng 30.000 tấn. Quặng đồng có khoảng 40.000 tấn nhưng hàm lượng thấp nên không có ý nghĩa khai thác công nghiệp. Ngoài ra Lục Ngạn còn có vàng sa khoáng nhưng trữ lượng không lớn, một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát, đất sét có thể khai thác để sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4.1. Dân số và lao động
- Dân số: Năm 2017, dân số của huyện là 221.828 người; tỷ lệ tăng dân số
có 44.148 hộ gia đình, bình quân mỗi hộ có 4,62 người. Mật độ dân số bình quân 214,84 người/km2, dân số nông thôn 214.155 chiếm 96,54% và dân số thành thị 7673 chiếm 3,46%, điều đó chứng tỏ mức đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Lục Ngạn còn ở mức thấp. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Xã có dân đông nhất là Quý Sơn (17.522 người), Thanh Hải (15.574 người), xã có dân số ít nhất là Phong Minh (2.640 người).
- Lao động: Nguồn lao động tính đến cuối năm 2016 có 116.620 người
trong độ tuổi lao động, chiếm 52,57% so với tổng dân số. Trong đó lao động tham gia hoạt động tại các ngành 107.272 người, bao gồm: nông lâm thuỷ sản có 92.210 người, chiếm 85,96%, lao động công nghiệp - xây dựng 3.386 người, chiếm 3,16%; lao động dịch vụ là 6.550 người, chiếm 6,11% ngành nghề khác 5.126 người, chiếm 4,78% so với tổng số người có khả năng lao động. Chất lượng lao động của huyện ngày càng được cải thiện, số lao động qua đào tạo đạt 33,5% vào năm 2016, tăng 5,1% so với năm 2015. Thông qua các chương trình, dự án vay vốn số lao động có việc làm và thời gian lao động ở nông thôn tăng đáng kể (từ 71% năm 2015 đến 78% vào năm 2016). Đây là một con số đáng khích lệ đối với một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Trong những năm tới, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lao động bán thất nghiệp, lao động nông nhàn cũng gia tăng do số người bước vào tuổi lao động nhiều hơn số người ra khỏi độ tuổi lao động, các hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng vào hiệu quả lao động. Mặt khác, trong khi chưa có sẵn một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, lao động chủ yếu là phổ thông và phần lớn chưa qua đào tạo; sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, áp lực của sự cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật,... sẽ đặt ra cho huyện một sự cố gắng lớn trong công tác giải quyết việc làm, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và thu hút nhân tài. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp hàng năm sẽ gia tăng, khi dân số người bước vào tuổi lao động lớn hơn số người ra khỏi tuổi lao động (do cơ cấu dân số trẻ), và hơn nữa hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng vào việc nâng cao hiệu quả lao động thì số lao động và thời gian nông nhàn sẽ ngày một tăng. Việc làm cho lực lượng lao động dư thừa sẽ trở thành vấn đề lớn nếu không có sự phát triển kinh tế hợp lý cả về tăng trưởng và cơ cấu. Như vậy phát triển sản xuất tạo thêm việc làm cho cả lao động gia tăng, dôi dư và lao động nông nhàn đang là vấn đề quan trọng đặt ra đối với huyện trong tương lai. Đứng trên giác độ quản lý và sử dụng lao động đòi hỏi huyện phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong việc nắm bắt các
thành tựu khoa học kỹ thuật mới như tin học, hóa học, sinh học, chuyển giao kỹ thuật ... vào sản xuất, đào tạo và thu hút nhân tài.