Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong thực
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương
Qua kinh nghiệm về sự tham gia của ĐVTN trong thực hiện tiêu chí môi trường ở địa phương trong nước. Có thể thấy để việc ĐVTN tham gia bảo vệ môi trường nông thôn chỉ có thể thành công khi có chiến lược và quy hoạch phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân. Công tác truyền thông thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi, kết hợp giữa các Bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội trong suốt quá trình thực hiện.
1. Quy hoạch tổng thể: Công tác quy hoạch được quan tâm hàng đầu, đối
với phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn, bảo đảm tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện
các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo.
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường: trong đó cần chú trọng việc xây dựng các chế tài xử phạt phải mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Ban hành và thể chế hoá các luật có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực nông thôn, tiến tới xây dựng luật riêng về lĩnh vực này.
+ Phân cấp xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành từ trung ương đến địa phương
+ Tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, giám sát về môi trường; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Thành lập các tổ vê ̣ sinh môi trường của từng thôn và đội thu gom rác, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn như: Xe chở rác chuyên dụng, xe điện trở rác mi ni… nhằm thay thế sức lao động của con người trong quá trình thu gom rác thải.
+ Đối với các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn các vùng nông thôn, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được cấp phép hoạt động; đồng thời,nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Để cải thiện mức độ ô nhiễm môi trường nông thôn, biện pháp quan trọng nhất và mang tính chiến lược là vận động, tuyên truyền cộng đồng để thay đổi tập quán, thói quen xả rác tùy tiện; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên, con người và xã hội.