Xếp hạng 6 mức rủi ro

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 43)

1. Tín dụng ít

rủ i ro Khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng là chắc chắn,đảm bảo việc trả nợ như đã thoả thuận, có thể có một số khía cạnh yếu, rủi ro nhỏ.

2. Tín dụng rủi ro trung bình

Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng là vững chắc, rủi ro ở mức chấp nhận được nhưng có một số khía cạnh yếu kém có thể gây rủi ro tín dụng cần chú ý giám sát.

3. Tín dụng trên mức rủi ro trung bình

Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng ở mức mạo hiểm do có một vài khía cạnh thực tế có những yếu kém lớn: các yếu kém này có dấu hiệu và có khả năng khắc phục được. Mức rủi ro tiềm tàng này yêu cầu phải tăng việc giám sát để đảm bảo tình hình khơng xấu đi.

4. Tín dụng rủi ro cao

Khách hàng đang trong tình trạng xấu kéo dài. Ngân hàng cố gắng cải thiện hoặc từ bỏ mối quan hệ để tránh thua lỗ tiềm tàng. 5. Tín dụng khó

địi lãi

Khách hàng có rủi ro cao, có thể bị thất thốt lãi song có thể hy vọng lấy lại được gốc.

6. Tín dụng khó địi gốc và lãi

Khách hàng có rủi ro rất cao, có thể bị mất cả vốn, lãi và các khoản chi phí sau khi đã nỗ lực trong việc áp dụng các biện pháp có thể.

xếp hạng tài sản đảm bảo

Giá trị có thể phát mại, thu hồi của tài sản đảm bảo tính ______________bằng % trên giá trị khoản vay______________

A 140% B 110% C 80% D 50% E 20% F 0%

- Thực hiện đảm bảo tiền vay

Các yêu cầu tài sản đảm bảo của ngân hàng với mục đích nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng

31

vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên, việc thực hiện hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của khách hàng, và chính sách của bản thân ngân hàng cho vay.

Để hạn chế rủi ro trong cho vay thì khâu thực hiện bảo đảm tiền vay cần phải lưu ý những vấn đề sau:

+ Đối với cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản: cần xem xét, đánh giá các yếu tố: tính pháp lý, tình trạng, khả năng phát mại, lợi thế và hạn chế của tài sản. Trình tự thủ tục tiến hành phải phù hợp với quy định của pháp luật và của ngành.

+ Đối với cho vay có bảo lãnh: đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính, ý thức sẵn sàng thanh tốn của người bảo lãnh và đảm bảo quy định về thủ tục bảo lãnh.

Ngân hàng cần đánh giá chất lượng tài sản đảm bảo để từ đó có thể đưa ra các mức rủi ro phù hợp.

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w