2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
2.2.2. Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của
hình kinh tế tiếp tục khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì khả năng rủi ro trong hoạt động cho vay xảy ra sẽ tăng cao hơn và làm tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
2.2.2. Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vaycủa BIDV: của BIDV:
2.2.2.1. Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay của BIDV:
Để đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay của BIDV trong thời gian qua, có thể xem xét nhiều chỉ tiêu về tín dụng và rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung đánh giá trên một số chỉ tiêu cơ bản như: nợ quá hạn, nợ xấu, tình hình trích lập DPRR tín dụng và mức độ tập trung tín dụng của BIDV.
a. Kết quả phân loại nợ và tình hình nợ xấu của BIDV
BIDV bắt đầu thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN vào quý 4 năm 2006, trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB). Theo kết quả phân loại nợ, trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ nợ xấu của BIDV ln được kiểm sốt trong giới hạn kế hoạch đặt ra là dưới 3%. Thực tế, tỷ lệ nợ xấu của BIDV đã cải thiện đáng kể so với các năm 2006, 2007, song vẫn đang mức cao hơn so với một số NHTM khác. Năm 2011, 2012 tỷ lệ nợ xấu lại có dấu hiệu tăng lên do kinh tế trong nước và thế giới đều gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng ngày một suy giảm.
Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của BIDV là 9.6%, giảm xuống 3.98% vào năm 2007 và tiếp tục được kiểm soát ổn định từ 2008 -2012 với tỷ lệ nợ xấu bình quân là 2,7%. Năm 2012, dù không tránh khỏi những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh, song BIDV đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để kiểm sốt nợ xấu. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm là 2,9%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 9,88% lần lượt giảm 0,06% và 1,83% so với năm trước.
58
Bảng 2.9: Phân loại nợ của BIDV giai đoạn 2008-2012
2 Nợ đủ tiêu chuẩn 119.679 153.427 202.550 250.43 4 296.487 Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn 77,6% 80,4% 85,4% 85,20 % 87,2% 3 Nợ nhóm 2 31.213 32.108 28.083 34.743 33.578 Tỷ lệ nợ nhóm 2 20,25% 16,82% 11,85% 11,82% 9,88% 4 Nợ xấu 3.284 5.345 6.449 8.701 9.858 Tỷ lệ nợ xấu 2,13% 2,80% 2,72% 2,96% 2,90% 5 Lãi treo 1.578 1.321 2.605 3.200 5.700
TT Xếp hạng tíndụng nội bộ Nhóm nợ Mơ tả Tỷ lệ tríchDP chung Tỷ lệ tríchDP cụ thể
1 AAA, AA, A Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0,75% 0%
2 BBB, BB Nhóm 2 Nợ cần chú ý 0,75% 5%
3 B, CCC Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn 0,75% 20%
4 CC, C Nhóm 4 Nợ nghi ngờ 0,75% 50%
5 D Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 0% 100%
(Ngn: Báo cáo thường niên BIDV5 năm 2008-2012)
Biểu đồ 2.5 : Biểu đồ nợ xấu của BIDV qua các năm 2008-2012
Nợ nhóm 2 mặc dù tăng nhẹ về số tuyệt đối nhưng lại có xu hướng giảm dần về số tương đối, cho thấy chất lượng tín dụng tăng trưởng mới của BIDV ngày một tốt hơn. Nhìn chung, tỷ lệ Nợ nhóm 2 của BIDV được kiểm sốt và có xu hướng giảm dần mặc dù quy mơ dư nợ hàng năm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Tại thời điểm 31/12/2012, nợ nhóm 2 của BIDV là 33.578 tỷ đồng, tương đương 9,88% trên
59
tổng dư nợ và thấp hơn so với năm 2011. Trong đó, có 03 ngành có nợ quá hạn lớn trên 1.000 tỷ đồng là: Xây dựng công trình (số quá hạn 1.099 tỷ đồng), Thương mại kinh doanh sắt thép, phôi thép (số quá hạn 1.039 tỷ đồng) và sản xuất thép (số quá hạn 1.007 tỷ đồng). Đây là những ngành nghề đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ khó khăn chung của nền kinh tế.
b. Lãi treo
Cùng với quá trình gia tăng dư nợ tín dụng, số dư lãi treo của BIDV cũng đang có xu hướng tăng dần. Năm 2010, dư lãi treo là 2.605 tỷ đồng, tăng mạnh do phát sinh từ lãi treo từ khoản nợ vay khoảng 6.600 tỷ đồng của Vinashin. Số dư lãi treo tiếp tục tăng lên 3.200 tỷ đồng và 5.700 tỷ đồng vào cuối năm 2011, 2012 do khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ giảm. Năm 2012, BIDV đã đặt mục tiêu tăng cường thu lãi treo để kiểm soát số dư lãi treo không tăng so với năm 2011 nhưng thực tế chỉ thu được khoảng 1.000 tỷ đơng. Ngun nhân chính của việc không đạt kế hoạch đề ra là do dư nợ trong năm 2012 phát sinh nhiều khách hàng có dư nợ lớn với độ rủi ro cao: Vinashin, Gang Vạn Lợi, Trung Dũng, Tân Hoàng Minh,...và lãi suất cho vay cao và tình hình khách hàng ngày càng khó khăn. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các TCTD trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay.
c. Tình hình trích lập Dự phịng rủi ro tín dụng
BIDV đã thực hiện trích lập DPRR tín dụng theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tỷ lệ trích lập rủi ro đối với từng nhóm nợ cụ thể như sau:
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Số DPRR phải trích trong năm 3.910 3.698 5.29
2 8.538 6.696 - Trích dự phịng cụ thể 2.85 8 2.335 3.56 2 6.546 4.385 - Trích dự phịng chung 1.05 2 1.363 1.73 0 1.992 2.311 2 Số dư quỹ DPRR 4.112 5.042 5.29 3 5.857 5.914 - Trích dự phịng cụ thể 3.03 8 3.918 3.56 3 3.865 3.603 - Trích dự phịng chung 1.07 4 1.484 1.73 0 1.992 2.311 60
Bảng 2.10: Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV
TT Ngành nghề Năm 2010 2011Năm 2012Năm 1 Ngành điện 7.2 % 8.0 % 10.0 % 2 Ngành xi măng 10.0 % 15.0 % 12.0 % 3 Cho vay bất động sản 10.0 % % 9.5 % 8.2 4 Ngành dầu khí 8.0 % 3.5 % 3.2 %
5 Ngành cơng nghiệp đóng tàu 4.0
% 3.8 % 3.2 % 6 Ngành dệt may 3.3 % % 3.9 % 4.0 7 Ngành thép 8.1 % 7.5 % 8.0 % 8 Ngành xây lắp 27.0 % % 16.0 % 17.0
9 Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 4.0
% % 5.0 % 4.0 10 Ngành khác 18.4 % 27.8 % 30.4 % Tông cộng 100.0% 100.0% 100.0%
Mặc dù số tiền trích lập dự phòng hàng năm đều tăng, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu cao nên số dư quỹ DPRR các năm gần đây tăng không đáng kể. Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR giai đoạn 2008-2012 của toàn hệ thống là 10.091 tỷ đồng, đồng thời trong 5 năm, BIDV cũng trích được 12.855 tỷ đồng DPRR, nâng dư quỹ DPRR đến thời điểm 31/12/2012 đạt 5.914 tỷ đồng. Sau khi xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng, BIDV vẫn tiếp tục nỗ lực thu hồi nợ, tổng số thu hồi nợ ngoại bảng (xử lý bằng quỹ DPRR) toàn hệ thống từ năm 2008-2012 là 1.306 tỷ đồng.
d. Mức độ tập trung tín dụng
❖Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề
Những năm gần đây, vốn tín dụng của BIDV vẫn tập trung chủ yếu vào ngành xây lắp, xi măng, ngành điện, ngành thép, cho vay bất động sản... Cho vay xây lắp là lĩnh vực cho vay truyền thống của BIDV từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên đây là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt những năm 2004, 2005 vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản trong lĩnh vực xây lắp nói chung khiến cho tình hình nợ xấu tại BIDV tăng mạnh. Cho vay lĩnh vực b ất động sản và các lĩnh vực phi sản xuất khác trong năm 2011, 2012 giảm mạnh là do NHNN đã khống chế tỷ lệ cho
61
vay đối với lĩnh vực này tối đa 16%. Các năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn, thị trường xây dựng bất động sản khó khăn nên BIDV cũng định hướng hạn chế cho vay các lĩnh vực này để tập trung cho vay sản xuất, hỗ trợ các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển. Cho vay các lĩnh vực ưu tiên trong năm 2012 của BIDV đều có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống (cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 41,4%; cho vay tài trợ xuất khẩu 36,5%; cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ 31,9%; cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 108,3%). Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, kiểm soát cho vay lĩnh vực khơng khuyến khích.
Nhìn chung nợ xấu tại BIDV hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở các khách hàng thuộc khối xây lắp, công nghiệp nặng, bất động sản... Vì vậy, BIDV cần chủ trương tăng cường kiểm soát cho vay ngành này, đồng thời mở rộng đầu tư tín dụng an toàn hiệu quả vào các ngành sản xuất khác như điện, xuất nhập khẩu, nơng nghiệp...
62
❖ Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn:
Xét về cơ cấu tín dụng theo thời hạn, ta thấy Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư từ 2010-2012 tương ứng là 47,5%, 44,9% và 44,5%, cao hơn mức kế hoạch ban đầu đặt ra là 40%. Nguyên nhân là từ năm 2009 đến nay, với vai trò tiên phong trong việc thực thi các chính sách của Chính phủ, BIDV đã tăng dư nợ cho vay trung dài hạn để đáp ứng các chương trình mục tiêu của Chính phủ và các dự án đầu tư phát triển, dẫn đến hệ quả tỷ lệ cho vay trung, dài hạn của BIDV tăng cao.
❖ Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng
Cũng như phần lớn các NHTM Nhà nước khác, khách hàng truyền thống của BIDV là khối các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước, do vậy dư nợ tín dụng tập trung vào đối tượng khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn. Điều này dễ gây ra rủi ro khi có sự chuyển dịch về khách hàng hoặc khi một trong số khách hàng lớn này xảy ra vỡ nợ. Vụ vỡ nợ của Vinshin là những minh chứng về rủi ro của việc tập trung tín dụng đối với khách hàng lớn và tín dụng chỉ định. Chính vì vậy, gần đây để phân tán rủi ro, BIDV đã chủ động chuyển dịch cơ cấu tín dụng, tăng cường tín dụng bán lẻ, mở rộng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Tỷ lệ dư cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng liên tục trong các năm 2010-2012 lần lượt từ 44,4% lên 49,5% và 56% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ tín dụng bán lẻ của BIDV cũng tăng từ 10% năm 2010 lên 12% năm 2012 và dự kiến sẽ đạt 20% vào năm 2015.
Mặc dù một trong những nguyên nhân cho sự chuyển dịch lớn này là việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước dẫn đến chuyển dịch về đối tượng khách hàng vay, tuy nhiên nền tảng khách hàng của BIDV cũng được đa dạng hóa hơn và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
2.2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của BIDV
a. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
Hiện nay, BIDV đang áp dụng chiến lược được ban hành theo Nghị Quyết số 1155 /NQ-HĐQT ngày 22/08/2012 của HĐQT phê duyệt Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011 -2015. Nghị quyết gồm
63
4 nội dung chính là: Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển đến năm 2020; Hệ thống chỉ tiêu chiến lược giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch kinh doanh 2011-2015; Các chương trình giải pháp chiến lược. Trong đó, vấn đề tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động là một trong những nội dung cơ bản xuyên suốt của chiến lược. BIDV đã đưa ra các giải pháp chiến lược về quản trị rủi ro đối với hoạt động tín dụng và xây dựng kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015 là kiểm soát nợ xấu ở mức ≤ 2,5% và tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 8%.
b. Đổi mới mơ hình tổ chức tín dụng theo chuẩn mực quốc tế
> Đổi mới theo mơ hình TA2:
Năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại bộ máy tổ chức của toàn bộ hệ thống theo mơ hình TA2 - Technical Assistant 2, đã tách bạch hoạt động tín dụng với hoạt động phi tín dụng; phân định rõ ràng trách nhiệm giữa 3 bộ phận QHKH, bộ phận QLRRTD và bộ phận QTTD trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng.
Tại Hội sở chính: mơ hình tổ chức kiểm soát rủi ro được thay đổi căn bản,
tách bạch chức năng, nhiệm vụ và phân cấp uỷ quyền của từng cấp quản lý nhằm kiểm soát tốt rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.
Sơ đô 2.3: Mơ hình tơ chức kiêm sốt rủi ro tín dụng tại Hội sở chính
BIDV thành lập Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc trực tiếp HĐQT để thực hiện chức năng tư vấn, tham mưu cho HĐQT xử lý các vấn đề liên quan đến quản trị rui ro của BIDV. Ủy ban QLRR cũng là cấp có thẩm quyền phán quyết theo phân cấp của HĐQT trong hoạt động quản trị rủi ro của BIDV thông qua phân ban là Hội
64
đồng quản lý rủi ro tín dụng. HĐQT thơng qua Hội đồng quản lý rủi ro phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro của ngân hàng và chịu trách nhiệm giám sát, thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể. Hội đồng quản lý rủi ro họp định kỳ để giám sát và đảm bảo hệ thống quản lý rủi ro thiết yếu trong ngân hàng đều được thực hiện toàn hệ thống, xem xét chính sách và phản ứng của ngân hàng trước những rủi ro và xu hướng mới phát sinh, rà sốt tính tn thủ hệ thống quản lý rủi ro và tính hiệu quả của hệ thống này trong hoạt động ngân hàng.
Ban điều hành có trách nhiệm trong việc xác định và đánh giá những rủi ro lớn đối với BIDV và thực hiện các quy trình kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Trách nhiệm thực hiện chính sách rủi ro và đảm bảo giám sát rủi ro có hiệu quả đối với nhiệm vụ giám sát được Tổng Giám đốc giao cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban QLRR. Chức năng nhiệm vụ chính của Ban QLRR tín dụng là tham mưu và trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ QLRR trong hoạt động cho vay, hoạt động tín dụng.
Tại các chi nhánh: mơ hình QLRR cũng được thay đổi, tách bạch chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận và từng khâu trong quy trình cho vay đối với khách hàng. Việc thành lập bộ phận QHKH, bộ phận QLRR, bộ phận QTTD đã tách bạch được 3 chức năng đề xuất, phê duyệt, giải ngân.
65
Mô hình QLRR tín dụng của BIDV độc lập, khách quan trong đó có sự tách bạch rõ ràng giữa 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh (Front office- đóng vai trị là người đề xuất các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng); Bộ phận QLRR (Middle office- là bộ phận rà soát các đề xuất do bộ phận front office chuyển sang, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt); Bộ phận tác nghiệp (Back office - Bộ phận chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống, quản lý toàn bộ hồ sơ và thực hiện chức năng báo cáo).
> Đổi mới mơ hình sau cổ phần hóa và thực hiện tái cơ cấu
Tháng 5/2012, sau khi thực hiện cổ phần hóa, BIDV đã tiếp tục tái cơ cấu tổ chức, trong đó tiếp tục hồn thiện mơ hình quản lý rủi ro cho phù hợp với mô hình của ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện nay, BIDV đang rất tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu các TCTD đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ- TTg và kế hoạch hành động của ngành ngân hàng.
Việc chuyển đổi mơ hình tổ chức, cơ cấu lại mơ hình tổ chức theo mơ hình ngân hàng cổ phần và tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ đã tạo cho BIDV một mơ hình tổ chức, quản lý tiên tiến, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phát huy hiệu