Thu nhập Max, điểm giới hạn rủi ro bắt đầu có dấu hiệu nguy hiểm
Quan sát từ sơ đồ trên ta lại thấy mối quan hệ giữa thu nhập và rủi ro đối với hoạt động cho vay của ngân hàng lại được biểu hiện bằng đồ thị parabol với hai biến số là thu nhập và rủi ro. Các ngân hàng cần phải căn cứ vào điều kiện và mục tiêu cụ thể để xác định mức rủi ro cho phù hợp với quy mô của ngân hàng và khả năng chịu đựng rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro, thì ngân hàng phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, tức là phải tăng cường quản lý, siết chặt các điều kiện tín dụng. Tuy nhiên, có những thời điểm, mặc dù nhìn nhận thấy rủi ro, ngân hàng vẫn phải nới lỏng tín dụng để nhằm đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và lợi nhuận.
1.3.4.5. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay:
Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay là việc thực hiện những biện pháp nhằm duy trì rủi ro của hoạt động này ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tổn thất rủi ro và khơng để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ.
Kiểm sốt rủi ro trong hoạt động cho vay giúp đảm bảo an toàn cho khoản vay mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng, đồng thời theo dõi được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Đây cũng là cơ sở giúp ngân hàng thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát rủi ro, ngân hàng cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
Mức rủi ro Mô tả rủi ro
29
- Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng
Cán bộ tín dụng (CBTD) phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích khơng và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hố hình thành từ vốn vay, tình hình tài sản đảm bảo, tiến độ thực hiện dự án... có thực hiện đúng theo hợp đồng hay khơng. Hơn nữa, mục đích của việc giám sát tín dụng là để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, giúp cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, qua đó có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết.
Theo Basel, để giám sát rủi ro tín dụng thì phải thoả mãn các điều kiện:
+ Định kỳ, cơ quan giám sát phải đánh giá tính hiệu quả của chính sách rủi ro tín dụng và đánh giá thực tế chất lượng khoản cho vay.
+ Cơ quan giám sát phải xác nhận phương pháp tính dự phịng tổn thất cho vay của ngân hàng là phù hợp.
+ Cơ quan giám sát ngân hàng phải xem xét chính sách và thực tế áp dụng đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng khi kiểm tra mức đủ vốn của ngân hàng.
Thông thường, ngân hàng giám sát khách hàng qua hoạt động tài khoản, qua việc phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ, kiểm tra đảm bảo tiền vay và thông tin từ việc thu thập từ bên ngoài,...
- Đánh giá, xếp hạng rủi ro
Theo Uỷ ban Basel thì việc đánh giá chính xác rủi ro trong hoạt động cho vay cần phải thỏa mãn được các nguyên tắc sau:
* Ban giám đốc của ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm ngân hàng có trình tự đánh giá rủi ro phù hợp và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phù hợp với tính chất, quy mơ và tính phức tạp của nghiệp vụ cho vay của đơn vị đồng thời phù hợp với chính sách, hệ thống kế toán và hướng dẫn giám sát của nước sở tại.
* Ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản cho vay đáng tin cậy dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng.
* Chính sách của ngân hàng phải được mơ hình đánh giá rủi ro trong cho vay nội bộ nhất định phê chuẩn.
30
* Việc sử dụng phương pháp đánh giá tín dụng đã được kiểm chứng và ước lượng hợp lý là một phần cơ bản trong việc đánh giá tổn thất cho vay. Ngân hàng căn cứ vào các thông tin thu thập được như thơng tin tài chính và phi tài chính sau đó thì xếp hạng khách hàng. Ví dụ các xếp hạng 6 mức rủi ro.
1. Tín dụng ít
rủ i ro Khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng là chắc chắn,đảm bảo việc trả nợ như đã thoả thuận, có thể có một số khía cạnh yếu, rủi ro nhỏ.
2. Tín dụng rủi ro trung bình
Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng là vững chắc, rủi ro ở mức chấp nhận được nhưng có một số khía cạnh yếu kém có thể gây rủi ro tín dụng cần chú ý giám sát.
3. Tín dụng trên mức rủi ro trung bình
Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng ở mức mạo hiểm do có một vài khía cạnh thực tế có những yếu kém lớn: các yếu kém này có dấu hiệu và có khả năng khắc phục được. Mức rủi ro tiềm tàng này yêu cầu phải tăng việc giám sát để đảm bảo tình hình khơng xấu đi.
4. Tín dụng rủi ro cao
Khách hàng đang trong tình trạng xấu kéo dài. Ngân hàng cố gắng cải thiện hoặc từ bỏ mối quan hệ để tránh thua lỗ tiềm tàng. 5. Tín dụng khó
địi lãi
Khách hàng có rủi ro cao, có thể bị thất thốt lãi song có thể hy vọng lấy lại được gốc.
6. Tín dụng khó địi gốc và lãi
Khách hàng có rủi ro rất cao, có thể bị mất cả vốn, lãi và các khoản chi phí sau khi đã nỗ lực trong việc áp dụng các biện pháp có thể.
xếp hạng tài sản đảm bảo
Giá trị có thể phát mại, thu hồi của tài sản đảm bảo tính ______________bằng % trên giá trị khoản vay______________
A 140% B 110% C 80% D 50% E 20% F 0%
- Thực hiện đảm bảo tiền vay
Các yêu cầu tài sản đảm bảo của ngân hàng với mục đích nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng
31
vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên, việc thực hiện hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của khách hàng, và chính sách của bản thân ngân hàng cho vay.
Để hạn chế rủi ro trong cho vay thì khâu thực hiện bảo đảm tiền vay cần phải lưu ý những vấn đề sau:
+ Đối với cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản: cần xem xét, đánh giá các yếu tố: tính pháp lý, tình trạng, khả năng phát mại, lợi thế và hạn chế của tài sản. Trình tự thủ tục tiến hành phải phù hợp với quy định của pháp luật và của ngành.
+ Đối với cho vay có bảo lãnh: đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính, ý thức sẵn sàng thanh toán của người bảo lãnh và đảm bảo quy định về thủ tục bảo lãnh.
Ngân hàng cần đánh giá chất lượng tài sản đảm bảo để từ đó có thể đưa ra các mức rủi ro phù hợp.
1.3.4.6. Dự phòng tổn thất trong cho vay
Dự phòng tổn thất trong cho vay, giúp cho các ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến. Trên cơ sở phân loại nợ, các TCTD thực hiện việc trích lập DPRR cho từng khoản vay theo nguyên tắc trích lập với tỷ lệ tương ứng với các nhóm nợ. Ở Việt Nam, các NHTM đang thực hiện phân loại nợ và trích lập dự
32
phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và các văn bản sửa đổi, bổ sung kèm theo.
1.3.4.7. Các biện pháp xử lý nợ vay có vấn đề và tổn thất xảy ra trong hoạt động cho vay
Trong quá trình thực hiện quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay, nếu phát hiện các rủi ro xảy ro, Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp để hạn chế, giảm thiểu mức độ thiệt hại do các rủi ro gây ra. Một số giải pháp thông dụng mà các NHTM thường hay sử dụng:
- Cho vay thêm:
Trường hợp phương án/dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn nếu ngân hàng xét thấy khả năng phương án, dự án có thể phát triển tốt khi được đầu tư thêm vốn thì có thể xem xét cho vay thêm để hỗ trợ khách hàng thực hiện dự án, phương án.
- Bổ sung tài sản đảm bảo:
Bổ sung tài sản đảm b ảo thường được thực hiện khi khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, giá trị tài sản đảm bảo có khả năng phát mại thấp hơn dư nợ vay. Việc thực hiện bổ sung các biện pháp đảm bảo này phải được quy định thành văn bản thoả thuận và là một phần bổ sung cho hợp đồng tín dụng hiện hành. Trường hợp yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm b ảo mà khách hàng khơng đồng ý hoặc khơng có khả năng bổ sung thì ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi nợ một phần dư nợ trước hạn để đảm bảo tài sản hiện có của khách hàng có thể đảm bảo được cho dư nợ.
- Chuyển nợ quá hạn:
Nếu CBTD xác minh những lý do gia hạn của khách hàng vẫn khơng có khả năng trả nợ thì phải chuyển sang quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, đồng thời bám sát nguồn thu để thu nợ.
Sau khi chuyển nợ quá hạn, CBTD và các bộ phận liên quan phải tích cực thực hiện cá giải pháp để thu hồi nợ quá hạn:
33
+ Phối hợp với phịng kế tốn để có biện pháp trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ khi có số dư, hoặc lập ủy nhiệm nhờ thu qua các TCTD mà khách hàng mở tài khoản.
+ Yêu cầu người bảo lãnh trả thay.
+ Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật để thu nợ. + Thực hiện các biện pháp khác để thu hồi nợ.
- Thực hiện khoanh nợ, xoá nợ
Trên cơ sở những văn bản quy định, hướng dẫn của NHNN, Tổng giám đốc về khoanh, xoá nợ, CBTD theo dõi, rà soát điều kiện để tập hợp hồ sơ đề nghị khoanh, xoá nợ trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu được phê duyệt, CBTD mới được thực hiện và thông báo cho khách hàng biết.
- Chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp
Trong trường hợp khác hàng thực hiện mọi biện pháp mà vẫn không trả được nợ vay và được cơ quan có thẩm quyền quy định cho ngân hàng quyền được tham gia quản lý doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp.
+ Ngân hàng cho vay cử đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp, tham gia quản lý điều hành hoạt động kinh doanh nhằm theo dõi sát sao đối với những khoản vay cần theo dõi, tư vấn giúp đỡ khách hàng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra quy định xử lý kịp thời với những diễn biến đáng xảy ra, hạn chế tối đa tổn thất.
+ Trường hợp có thể tham gia góp vốn qua hình thức mua cổ phần, liên doanh hoặc chuyển đổi nợ thành vốn góp, khách hàng phải lập được phương án góp vốn là phương án kinh doanh khả thi để trình lên cấp có thẩm quyền của ngân hàng phê duyệt.
- Khởi kiện
Ngân hàng cho vay tiến hành khởi kiện doanh nghiệp ra trọng tài kinh tế, tồ án trong trường hợp:
34
+ Khoản vay khó địi, tồn đọng mặc dù ngân hàng cho vay đã áp dụng những biện pháp xử lý tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không đạt kết quả.
+ Con nợ có dấu hiệu lừa đảo, cố tình chây ỳ việc trả nợ mặc dù ngân hàng cho vay đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thơng thường nhưng khơng có kết quả.
Ngân hàng cho vay tiến hành các thủ tục khởi kiện con nợ ra Toà để thu hồi nợ đúng trình tự tố tụng của pháp luật.
- Bán nợ
+ Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ thích hợp.
+ Bán cho các tổ chức mua bán nợ của Chính phủ hoặc các NHTM. + Uỷ thác cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mỗi NHTM.
+ Bán qua tư vấn của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mỗi NHTM hoặc trên thị trường.
- Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng cho vay hạch toán chuyển những khoản rủi ro từ nội bảng ra ngoại bảng và sử dụng quỹ DPRR đã được trích lập trước đó để bù đắp những khoản nợ ngoại bảng này.
1.3.4.8. Sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro
Công cụ phái sinh là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế, tín dụng nhằm phân tán rủi ro tiềm ẩn. Công cụ phái sinh gồm: giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures). Mục đích của NHTM khi tham gia cơng cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Một số cơng cụ phái sinh thường được áp dụng:
35
Hốn đổi tổng thu nhập (Total return swaps)
Hợp đồng này giúp ngân hàng đổi những thu nhập rủi ro từ khoản tín dụng lấy những thu nhập ổn định hơn từ các ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính trung gian. Theo Hợp đồng trao đổi tổng thu nhập, Ngân hàng A đồng ý thanh tóan cho ngân hàng B tồn bộ thu nhập từ khoản cho vay mà ngân hàng A đã cho vay khách hàng, bao gồm gốc, lãi và cả những khoản tăng (giảm) giá trị thị trường của khoản cho vay. Đồng thời, ngân hàng B sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng A tổng thu nhập gồm gốc và lãi theo lãi suất tham chiếu (Libor) cộng với một lãi suất bổ sung. Ve bản chất, ngân hàng B đã chấp nhận toàn bộ rủi ro tín dụng và cả rủi ro lãi suất (nếu
khoản cho vay có lãi suất thả nổi) gắn với khoản cho vay của ngân hàng A. Hợp đồng này có thể bị chấm dứt sớm nếu như người vay vốn mất khả năng thanh toán.
Sơ đơ 1.2: Hốn đơi tơng thu nhập
Việc hốn đổi các dịng thu nhập được thực hiện theo Hợp đồng và thực chất là trao đổi phần chênh lệch từ thu nhập mà không chuyển đổi quyền sở hữu các khoản nợ trong giao dịch.
Hốn đổi tín dụng (Credit swaps)
So với hình thức hốn đổi tổng thu nhập, đặc điểm thanh toán bất ngờ của các hợp đồng hoán đổi tín dụng gần giống với những đặc điểm gắn với các hợp đồng bảo hiểm. Như sơ đồ 1.3 ta thấy, Ngân hàng cho vay bảo hiểm đối với RRTD của khoản cho vay bằng cách chi trả một khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ % cố đinh của mệnh giá khoản tín dụng cho người chi trả bất thường (tổ chức b ảo hiểm). Nếu RRTD dự kiến xảy ra (ví dụ như người vay vỡ nợ), người phải trả bất ngờ phải chi trả một khoản để được bù đắp cho phần tổn thất tín dụng đã được bảo hiểm của Ngân hàng cho vay. Nếu rủi ro không xảy ra, Người phải trả b ất ngờ khơng phải
36
hồn trả khoản tiền nào cả cho người phải trả cố định và được hưởng toàn bộ các khoản chi trả cố định mà Ngân hàng cho vay đã thanh toán.
Sơ đồ 1.3: Hốn đổi tín dụng
Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Options)
Hợp đồng quyền chọn tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Ví dụ, một ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụng của một khoản vay 10 tỷ đồng mới thực hiện, ngân hàng sẽ có thể ký hợp đồng quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền (option dealer). Hợp đồng này sẽ bảo đảm thanh tốn tồn bộ khoản cho vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc khơng thể thanh tốn được. Nếu như khách hàng