Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 119 - 121)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

3.2.7. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Để thực hiện tốt việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng BIDV cần thực hiện các nội dung sau:

+ Trên cơ sở kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng chính xác, tính toán mức dự phòng cần phải trích lập. Cần thực hiện trích lập đầy đủ, khuyến khích trích thêm đối với các trường hợp tiềm ẩn nhiều rủi ro theo quy định của NHNN. Quỹ dự phòng rủi ro sẽ là cơ sở để thực hiện các giải pháp bù đắp tổn thất rủi ro trong hoạt động cho vay.

+ Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã ban hành và sắp sửa có hiệu lực sẽ là một thách thức khá lớn đối với các NHTM trong vấn đề phân loại nợ và trích lập dự DPRR. Dự kiến khi thông tư này có hiệu lực thi hành, tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 của các TCTD sẽ tăng lên gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng đồng thời sẽ ảnh hưởng khá lớn đến các khách hàng khi tiếp cận với nguồn vốn từ các NHTM. Do vậy, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của BIDV nên điều

99

chỉnh theo hướng các tiêu chí gần với tiêu chí của Thông tư để có quá trình chuẩn bị, thử nghiệm khi Thông tư chính thức có hiệu lực.

3.2.8. Sử dụng công cụ bảo hiêm, từng bước triên khai nghiệp vụ bảo hiêm tín dụng và đảm bảo tiền vay

3.2.8.1. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và đảm bảo tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện là:

Yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng, bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hoá,...Trên thực tế thời gian qua nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai, rủi ro bất khả kháng gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.

Để nâng cao tỷ lệ tài sản bảo đảm hợp pháp, hợp lệ trong hoạt động cho vay, tạo tiền đề nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, BIDV cần tập trung vào các giải pháp cụ thể như: Thực hiện triệt để yêu cầu về tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm theo chính sách khách hàng của BIDV, việc cho vay trung dài hạn yêu cầu bắt buộc phải có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tối thiểu tương ứng tỷ lệ vay vốn Ngân hàng, yêu cầu doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục còn thiếu để đảm b ảo tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản đã và đang thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng như hoàn tất thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết toán khẩn trương các dự án đầu tư và giao hồ sơ giấy tờ cho ngân hàng nhập kho, đăng ký giao dịch bảo đảm...

3.2.8.1. Từng bước triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng được hiểu là bảo hiểm các khoản vay theo đó người bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường khi khoản cho vay không được hoàn trả bởi những rủi ro nhất định. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập nhiều công ty bảo hiểm tín dụng điển hình như ECGD của Anh, COFACE của Pháp, EKN của Thủy Điển,...

100

Các công ty bảo hiểm này chuyên kinh doanh rủi ro tín dụng Ngân hàng nhằm khắc phục và lành mạnh hóa các khoản tín dụng của Ngân hàng, tránh đổ vỡ hàng loạt.

Đây là một hình thức khá phổ biến trên thế giới nhằm giúp cho các Ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tuy nhiên còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hiện nay ở nước ta đã có một số công ty bảo hiểm đã áp dụng sản phẩm bảo hiểm tín dụng tuy nhiên mới chỉ ở sản phẩm cho vay cá nhân nhằm thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong như AIA, và các công ty bảo hiểm của các NHTM Nhà nước lớn như Vietinbank, BIDV, Agribank hoặc cũng đã có ý tưởng thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tuy nhiên vẫn chưa đi vào thực tiễn... Sở dĩ hình thức bảo hiểm tín dụng chưa thực sự phát triển là do các công ty bảo hiểm sẽ phải đối mặt với rủi ro như những người cho vay, và hình thức bảo hiểm này đòi hỏi khắt khe về tài lực cũng như năng lực chuyên môn mà các công ty bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, bảo hiểm tín dụng chưa phải là yêu cầu bắt buộc khi cung cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng và các khách hàng vay không có thói quen này, tuy nhiên lợi ích mà b ảo hiểm tín dụng mang lại là không thể phủ nhận đối với cả ngân hàng và khách hàng vay. Chính vì vậy, trong tương lai, BIDV nên từng bước triển khai hình thức b ảo hiểm này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w