Kiểm soát cơ cấu và giới hạn tíndụng đảm bảo an tồn, hiệu quả

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 117)

3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

3.2.5 Kiểm soát cơ cấu và giới hạn tíndụng đảm bảo an tồn, hiệu quả

3.2.5.1. Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng phân tán rủi ro

Hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phân tán rủi ro là giải pháp rất cần thiết đố i với NHTM. Phân tán rủi ro là mộ t biện pháp mang tính chủ động nh ằm h ạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Thông qua nhiều lo ại hình cho vay, Ngân hàng sẽ không tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực hay một số khách hàng vay theo nguyên tắc “không bỏ nhiều trứng vào một giỏ”, khi đó Ngân hàng sẽ phân tán rủ i ro trên nhiều món vay, giảm mức rủi ro chung cho toàn bộ hoạt động tín dụng.

Trong thời gian qua, BIDV đã đạt được kết quả khả quan đối với hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, nhưng nhìn vào cơ cấu dư nợ thì chưa thực sự đảm bảo an toàn theo nguyên tắc phân tán rủi ro. BIDV còn tập trung quá nhiều vào nhóm khách hàng tiềm ẩn rủi ro lớn như các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, bất động sản bên cạnh đó phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng là các tổng công ty lớn của Nhà nước. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, BIDV cần có định hướng, chiến lược phân tán rủi ro theo các hướng sau:

95

- Do cho vay lĩnh vực xây lắp, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, các doanh nghiệp xây lắp, bất động sản (trừ các tổng công ty lớn hoặc công ty mẹ hoạt động hiệu quả) thì phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính ở mức trung bình. Vì vậy , BIDV cần có chính sách cũng như điều kiện để kiểm soát chặt chẽ hơn đối với cho vay lĩnh vực này. Bên cạnh đó, BIDV cần mở rộng cho vay với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hiệu quả và được đánh giá là an tồn khác như: điện, dầu khí, viễn thơng, y tế... Tuy nhiên, cũng cần xác định mức độ chấp nhận rủi ro trong chiến lược kinh doanh, định lượng mức độ rủi ro theo từng ngành nghề để có định hướng quan hệ tín dụng rõ ràng cũng như phát huy hiệu quả về hạn chế rủi ro tín dụng.

- Thực hiện đa dạng hóa khách hàng: BIDV cần tiếp tục phát huy kinh nghiệm cũng như vai trò trong việc hỗ trợ cung cấp các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn của Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, BIDV cần có chiến lược mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn hiệu quả như các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, cơng ty TNHH...

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay như: cho vay hạn mức, cho vay theo món, cho vay hợp vốn, cho vay theo hình thức ủy thác, thực hiện tín dụng thuê mua, cho vay tiêu dùng theo các sản phẩm cụ thể mua nhà, mua ô tô...

- Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng như: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay đảm bảo bằng lô hàng nhập, cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cấp hạn mức thấu chi đối với định chế tài chính, bao thanh toán..., tăng cường các sản phẩm tín dụng bán lẻ như cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay đảm bảo bằng lương, cầm cố giấy tờ có giá, cho vay du học.

3.2.5.2. Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, tuân thủ giới hạn tín dụng của NHNN

+ Kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro. Quản lý giới hạn dư nợ cho vay theo kế hoạch tín dụng đặt đặt ra, tránh tăng trưởng quá nóng, phù hợp với điều kiện và tình

96

hình thực tế đang là một thác thức với BIDV. Việc tăng trưởng tín dụng q nóng, tập trung dư nợ lớn vào các ngành kinh doanh mạo hiểm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy, BIDV cần phải quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng theo hướng sau:

- Tiếp tục giao giới hạn dư nợ tín dụng bình quân và dư nợ cuối kỳ đối với các chi nhánh theo từng quý, năm. Đồng thời phải tăng cường việc kiểm soát việc tuân thủ giới hạn của các chi nhánh và có biện pháp xử lý cứng rắn đối với các chi nhánh vi ph ạm.

- Việc kiểm soát giới hạn tăng trưởng tín dụng nên đi sâu quản lý đối với từng lĩnh vực cho vay cụ thể theo kế hoạch, định hướng trong từng thời kỳ (thời hạn, lĩnh vực ngành nghề, phương thức cho vay,...).

+ BIDV phải thường xuyên kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng kế hoạch được NHNN giao để thực hiện mục tiêu chung của chính sách tiền tệ. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời tại cả Hội sở chính và các chi nhánh trong tồn hệ thống.

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w