2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế về quản trị rủi ro tíndụng tại BIDV
Mặc dù đã đạt được một số kết quả khả quan trong hoạt động động tín dụng nói chung và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay nói riêng. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro của BIDV vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được khắc phục, sửa đổi. Cụ thể như sau:
+ Việc chuyển đổi mơ hình tổ chức sang mơ hình TA2 vẫn còn hạn chế, cơng tác quản lý rủi ro tín dụng chưa được thực hiện tập trung.
+ Một số văn bản tín dụng chưa sửa đổi, cập nhật kịp thời hoặc ban hành chưa phù hợp với yêu cầu thực tế quản trị rủi ro. Sổ tay tín dụng thiếu tính cập nhật, khơng phát huy đụng hiệu quả theo đúng kỳ vọng khi xây dựng.
+ Bộ phận kiểm sốt tín dụng độc chưa có được quyền lực thực sự và thiếu chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ QHKH, QLRR... đối với kết quả, chất lượng tín dụng.
+ Cơ cấu dư nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro do tập trung khá lớn vào một số nhóm khách hàng lớn, lĩnh vực, ngành nghề, tỷ lệ cho vay trung dài hạn ở mức cao.
79
+ Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của BIDV còn cao so với các TCTD khác và tiềm ẩn rủi ro trong bối cảnh khách hàng đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
+ Hạn chế về công cụ đo lường rủi ro và khả năng phân tích trong hoạt động cho vay, thơng tin tín dụng nghèo nàn.
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn điểm chưa phù hợp với thực tiễn do Hệ thống chỉ xây dựng đánh giá trên một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cụ thể.
+ Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Các giải pháp triển khai hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn của BIDV chưa thực sự hiệu quả.
+ Nguồn nhân lực còn tồn tại một số hạn chế như: trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận CBTD và vấn đề rủi ro đạo đức.