ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104)

3.1.1. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển đến năm 2020

Trên cơ sở kế thừa những thành quả đạt được, rút kinh nghiệm từ những tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động, theo Quyết định số 1155 /NQ-HĐQT ngày 22/08/2012 của HĐQT, BIDV định hướng, tầm nhìn đến năm 2020 như sau: “Xây dựng BIDV trở thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng có chất lượng, uy tín, hiệu quả hàng đầu Việt Nam và phấn đấu trở thành một trong năm ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á” [1.2, tr.1]. Trong đó, BIDV đã xây dựng 10 mục tiêu ưu tiên thực hiện từ nay đến năm 2020.

Mục tiêu ưu tiên của BIDVđến năm 2020:

+ Xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

+ Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

+ Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

+ Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

+ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

TT Chỉ tiêu Giai đoạn 2011-2015

1 Tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân 17%-18%/năm

85

trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

+ Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động;

+ Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

+ Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

+ Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV;

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của BIDV trong thời gian tớia. Định hướng cụ thê hoạt động tín dụng a. Định hướng cụ thê hoạt động tín dụng

- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng phục hồi của nền kinh tế và năng lực vốn tự có nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định, ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao).

- Tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa TCTD với khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, triển khai nghiêm túc các thỏa thuận, cam kết đã ký với các Bộ, ngành, doanh nghiệp; dành tỷ trọng tín dụng nhất định để cho vay xây dựng nhà ở xã hội và cơ sở hạ tầng giao thông, hỗ trợ cho vay cá nhân mua nhà để tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích đủ DPRR, đảm bảo an toàn hệ thống.

- Cải thiện cơ cấu khách hàng, không tập trung quá lớn dư nợ cho nhóm khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty và hạn chế, kiểm soát chặt chẽ cho vay đối với những ngành đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Xây dựng nền khách hàng bền vững, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có chất lượng cao, sử dụng đa

86

dạng các tiện ích của BIDV.

- Thay đổi cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề, thực hiện đa dạng hóa hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung và dài hạn.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, xây dựng lộ trình, kế hoạch và biện pháp giảm nợ nhóm 2, nợ xấu để đảm b ảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của toàn h ệ thống theo đúng định hướng của HĐQT.

b. Ke hoạch tín dụng cụ thể của BIDV giai đoạn 2011-2015:

Trên cơ sở chiến lược, định hướng phát triển kinh doanh đến năm 2020, BIDV đã xây d ựng kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015, trong đó xây dựng kế hoạch về tín dụng đến năm 2015 với các mục tiêu cụ th ể như sau:

2 Dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ ≤ 35%

3 Dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ ≥ 19%

4 Tỷ lệ nợ xấu ≤ 2,5%

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONGHOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA BIDV HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA BIDV

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và hệ thống văn bản liên quan đếnhoạt động tín dụng hoạt động tín dụng

3.2.1.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng

Mặc dù BIDV đã thực hiện chuyển cơ cấu tổ chức theo hướng quản trị rủi ro, nhưng trong quá trình này vẫn bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục. Đó là chức năng quản lý rủi ro của BIDV đã được giao cho bộ phận chuyên trách là (Ban

87

quản lý rủi ro tại Hội sở chính và Bộ phận QLRR tại Chi nhánh) thực hiện và bộ phận này không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro nhưng thực tế bộ phận này chưa hoạt động độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh của BIDV. Việc phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh đã tạo sự phân tán trong phê duyệt tín dụng. Do đó, BIDV cần hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng:

+ Không thành lập Phòng QLRR tín dụng tại Chi nhánh mà thiết lập bộ phận QLRR tại các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức năng quản lý rủi ro trong khu vực phụ trách. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính khách quan, độc lập trong các quyết định tín dụng của bộ phận quản lý rủi ro, nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ. Đồng thời việc đặt bộ phận này tại các khu vực sẽ giúp cho bộ phận này có điều kiện nắm bắt được những đặc điểm, tình hình địa phương và thị trường nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của Chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc như hiện tại.

+Tại Chi nhánh, tổ chức lại bộ phận cấp tín dụng gồm Phòng QHKH và Phòng QTTD. Chức năng của Phòng QHKH là tiếp nhận và thẩm định các đề nghị của khách hàng. Phòng QTTD thực hiện các tác nghiệp trên hệ thống, lưu giữ hồ sơ, kiểm tra tính tuân thủ trong thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra hồ sơ giải ngân, việc thực hiện các điều kiện trong quyết định cấp tín dụng, giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, nhắc nhở thu nợ...) và xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh.

+ BIDV thu dần quyền phán quyết của các chi nhánh và tập trung quyền phán quyết tín dụng về Hội sở chính. Xây dựng trung tâm phê duyệt tín dụng theo mô hình phê duyệt tập trung để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tập trung kiểm soát các rủi ro trong hoạt động cho vay.

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản tín dụng

Sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình vào cuối năm 2008, BIDV đã thực hiện sửa đổi và ban hành các quy trình, quy định, hướng dẫn theo mô hnh tổ chức tín dụng mới. Tuy nhiên, có nhiều văn bản ban hành từ năm 2008-2009 chưa được

88

sửa đổi hoặc sửa đổi nhưng chưa phù hợp với thực tế hoạt động của BIDV trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, để đảm bảo hoạt động cho vay cũng như công tác quản trị rủi ro an toàn, hiệu quả, trước hết BIDV cần hoàn thiện các văn bản tín dụng sau:

+ Sửa đổi, bổ sung quy chế cho vay, quy trình cấp tín dụng và các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với tình hình cho vay hiện tại, trong đó nên quy định cụ thể hơn nữa về trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ thuộc các bộ phận QHKH, QLRR, QTTD trong trình tự thủ tục cấp tín dụng. Đồng thời có quy định, hướng dẫn đối với quá trình phối hợp giữa các bộ phận QHKH, QLRR, QTTD và các bộ phận liên quan trong quá trình tác nghiệp.

+ Sửa đổi bổ sung Chính sách khách hàng theo hướng cụ thể hóa các chính sách tiếp thị, chính sách tín dụng, chính sách đảm bảo tiền vay và chính sách phí. Đồng thời nên xây dựng và phân tách chính sách hàng hiện nay đang áp dụng theo hướng chính sách đối với doanh nghiệp lớn và chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sớm ban hành chính sách khách hàng đối với khách hàng cá nhân để phục vụ cho nhu cầu phát triển tín dụng bán lẻ trong thời gian tới.

+ Sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với các quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN4 để chuẩn bị sẵn sang cho quá trình áp dụng khi thông tư có hiệu lực. Áp dụng Thông tư sẽ là cơ sở giúp BIDV và các TCTD có đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng.

3.2.2 Tăng cường công cụ quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng

3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống XHTDNB và xây dựng bổ sung các công cụ quản lý và phòng ngừa rủi ro.

Hiện nay, Công cụ quản lý rủi ro của BIDV còn hạn chế, hệ thống XHTDNB là công cụ duy nhất, do đó BIDV cần phải tăng cường nghiên cứu, xây dựng thêm các công cụ quản lý rủi ro để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay. Các giải pháp cơ bản theo hướng sau:

4 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

89

*∕Hoan thiện hệ thống XHTDNB nhằm áp dụng hiệu quả đối với tất các doanh nghiệp theo các hướng sau đây:

- Việc xây dựng hệ thống nội bộ xếp hạng khách hàng cần phân biệt theo từng nhóm khách hàng vì mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau nên cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau:

+ Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính; Lưu chuyển tiền tệ; Kinh nghiệm kinh doanh trong ngành, tính khả thi của phương án kinh doanh; Quá trình trả nợ vay tại BIDV và các ngân hàng khác, Mức độ giao dịch... ; Các yếu tố bên ngoài: triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

+ Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): về cơ bản các chỉ tiêu đánh giá cũng giống nhóm các DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng tỷ trọng các chỉ tiêu thì khác nhau. Đối với các khách hàng là DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì các chỉ tiêu tài chính là rất quan trọng, còn đối với các DNNVV thì khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp và quá trình quan hệ với ngân hàng lại quan trọng hơn vì các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này mức độ chính xác không cao.

- Bổ sung thêm ngành kinh doanh để bảo trùm được toàn bộ hệ thống khách hàng của BIDV.

- Xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với các khách hàng là các doanh nghiệp mới thành lập báo cáo tài chính chưa đủ 2 năm, trong đó chú trọng đến việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.

- Tham khảo hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các tổ chức uy tín như Moody’s, Standard & Poor... để bổ sung các chỉ tiêu đánh giá có ý nghĩa và tiến dần tới chuẩn mực quốc tế.

- Kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống XHTDNB. Thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

90

*/ Xây dựng Hệ thống XHTD nội bộ dành cho khách hàng cá nhân để chấm điểm và đánh giá khách hàng trong quá trình cho vay. Hiện nay, tỷ lệ cho vay bán lẻ của BIDV ngày càng tăng, trong khi đó hệ thống XHTD nội bộ lại mới chỉ dành cho khách hàng doanh nghiệp.

*/ Nghiên cứu, xây dựng các chương trình đánh giá khách hàng nhằm hỗ trợ CBTD trong quá trình và phân tích khách hàng trước khi cho vay. Chẳng hạn như Các chương trình hỗ trợ về định giá tài sản đảm bảo tiền vay, công cụ phân tích tài chính có cập nhật chuẩn của ngành, lĩnh vực kinh doanh và cài đặt các cảnh báo rủi ro liên quan đến vấn đề tài chính của khách hàng.

3.2.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay

Thông tin liên quan đến khách hàng là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay. Do vậy, BIDV cần phải xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, thông tin có tính cảnh báo rủi ro sớm. Để xây dựng được hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay, BIDV cần phải không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thu thập, xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, đảm bảo các nguồn thông tin sử dụng phải là nguồn thông tin đáng tin cậy và có hệ thống.

- Thu thập thông tin về khách hàng: Hiện nay việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua báo cáo của khách hàng. Chẳng hạn, thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính do khách hàng lập và thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, CBTD cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những TCTD mà khách hàng có quan hệ hoặc từ cơ quan quản lý khách hàng, từ CIC của NHNN....

Xuất phát từ yêu cầu trên, BIDV nên thành lập một trung tâm thông tin tín dụng riêng cho hệ thống để cập nhật thông tin cho vay đối với các khách hàng trong hệ thống, phục vụ quá trình tra cứu thông tin cho các chi nhánh khi cấp tín dụng. Trung tâm thông tin cũng sẽ cập nhật và tổng hợp các thông tin liên quan (thông tin

91

tài chính, mức độ rủi ro tiềm ẩn và các rủi ro thực tế đã xảy ra) đối với từng nhóm khách hàng, lĩnh vực kinh doanh để các chi nhánh tham khảo.

- Thu thập thông tin về thị trường: Bên cạnh thu thập thông tin về khách hàng, CBTD còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như: tình hình cung cầu, giá cả, cạnh tranh...

- Phân tích xử lý thông tin: sau khi đã thu thập được các nguồn thông tin cán bộ ngân hàng cần phải sàng lọc, phân tích thông tin giúp Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.

Đề giải pháp này có thể sớm áp dụng vào thực tiễn, BIDV nên giao trách nhiệm Ban Công nghệ đầu mối phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai quyết liệt. BIDV nên xây dựng phần mền quản lý thông tin này trên cơ sở liên kết với hệ thống SIBS5, phần mềm XHTDNB để khai thác được những thông tin khách hàng đã được khai báo trên hệ thống gồm:

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w