Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BIDV

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 56)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ và được Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 287 - QĐ/NH5 ngày 21/9/1996 thành lập lại theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 07/3/1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Q trình phát triển của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam qua nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ của từng thời kỳ:

+ Thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam với nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát vốn kiến thiết cơ bản;

+ Từ năm 1981 -1990 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam với nhiệm vụ quản lý, cho vay các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, cấp vốn thanh tốn cho các cơng trình thuộc diện Ngân sách nhà nước đầu tư,...;

+ Bắt đầu từ năm 1990 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động theo mơ hình tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước thay dần cho việc cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước nhằm nâng cao trách nhiệm của Ngân hàng cũng như chủ đầu tư. Theo quyết định số 293/QĐ-NH9 của Thống đốc NHNN, BIDV được điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ sau khi nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước giao lại cho Tổng cục đầu tư phát triển thuộc Bộ Tài chính.

+ Từ 27/04/2012, BIDV chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng, trong đó Nhà nước

41

vẫn chiếm cổ phần chi phối với tỷ lệ 95,76%, cán bộ cơng nhân viên nắm giữ 0,56%, cịn lại là các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân nắm giữ 3,68% vốn điều lệ.

Cơ cấu tổ chức của BIDV được chia làm 04 khối gồm: khối ngân hàng, khối liên doanh, khối cơng ty con và khối góp vốn. Chi tiết như sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV

NGĂN HÀNG TMCP ĐÂU Tư & PHÁT TRIÊN VIỆT NAM

(BIDVJSC)

Hiện nay BIDV là một NHTM cổ phần đa năng, hướng tới hình thành Tập đồn tài chính - ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh chính gồm: hoạt động ngân hàng thương mại, hoạt động ngân hàng bán lẻ, hoạt động ngân hàng đầu tư và hoạt động bảo hiểm.

Sau 55 năm xây dựng và phát triển, BIDV đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong hoạt động kinh doanh, khẳng định vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế. Một số thành tựu nổi bật gắn liền với tên tuổi của BIDV như sau:

+ Thương hiệu BIDV đã được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến và là thương hiệu ngân hàng Việt Nam đầu tiên được chứng nhận đăng ký và bảo hộ tại thị trường Mỹ.

42

+ BIDV là ngân hàng có mạng lưới rộng lớn đứng thứ 2, với 118 chi nhánh (gồm 1 sở giao dịch), 432 Phòng giao dịch, 157 Quỹ tiết kiệm, 1.295 máy ATM và trên 6.000 máy POS2. Bên cạnh đó, BIDV cịn mở rộng m ạng lưới ra khu vực quốc tế tại các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Malaysia, Scc...

+ BIDV nằm trong Top 3 ngân hàng đứng đầu về cho vay, huy động vốn và tổng tài sản. BIDV có thị phần huy động và cho vay lớn thứ 2 trong hệ thống ngân hàng trong năm 2012, đạt lần lượt 10,12% và 11,8% và tổng tài sản cũng.

+ BIDV là ngân hàng có tên tuổi gắn liền với truyền thống tài trợ cho các dự án quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng và đi đầu trong việc thự c hiện các chính sách vĩ mơ của Chính phủ.

+ BIDV là một trong số ít các ngân hàng được đánh giá cao về tính minh bạch và ch ất lượng quản trị (áp dụng cả tiêu chuẩn kế toán Việt Nam và quốc tế), phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 và duy trì hiệu quả hoạt động tương đối cao.

+ BIDV là đơn vị đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.

+ Các sản phẩm dịch vụ do BIDV cung ứng đều dựa trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, tích hợp nhiều tính năng ưu việt có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế .

Với những thành tựu nổ i b ật nêu trên, BIDV đã được các tổ chức xếp hạng trong nước và quốc tế đánh giá cao và được Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng như các nước khác tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:

+ Danh hiệu do các Tổ chức bình chọn và trao tặng: ngồi các giải thưởng, danh hiệu trong nước, BIDV đã đạt được một số danh hiệu do các Tổ chức tài chính quốc tế bình chọn và trao tặng:

2 POS là từ viết tắt tiếng Anh (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ của ngân hàng như thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ tăng trưởng GDP thực (% GDP) 6.23 5.32 6.78 5.89 5.03

43

- Tháng 5/2006, BIDV trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên được đánh giá, xếp hạng tín nhiệm bởi Moody ’s - một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, uy tín tồn cầu - với kết quả xếp hạng về năng lực tài chính và độ tín nhiệm đều đạt mức trần xếp hạng quốc gia.

- Giải thưởng “Ngân hàng cung ứng dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2008 ” theo bình chọn của các định chế tài chính do tạp chí Asiamoney thực hiện.

- Giải thưởng về thanh tốn quốc tế “Ngân hàng có chất lượng thanh tốn qua SWIFT tốt nhất” do các tổ chức AMEX, Bank of New York, Citibank và HSBC trao tặng.

- BIDV là ngân hàng Việt Nam duy nhất đã được tạp chí Finance Asia bình chọn vào top 100 Ngân hàng của Châu Á trong năm 2007 xét theo chỉ tiêu lợi nhuận ròng (net income) đạt 70 triệu USD.

- Giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012 ” do EuroMoney trao tặng.

+ Danh hiệu cấp Nhà nước: BIDV đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh (2007), Huân chương độ lập hạng nhất (lần thứ hai năm 2012)... Đồng thời, BIDV cũng đã được Chính phủ và Nhân dân các Lào, Campuchia tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương tự do, Huân chương hữu nghị, Huân chương lao động, Huân chương hoàng gia...

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w