Phân loại dư nợ theo nhóm nợ và xếp hạng khách hàng của BIDV

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86)

d. Áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay

Thực tế quá trình kiểm sốt rủi ro trong hoạt động cho vay tại BIDV được thực hiện theo một chu trình khép kín, bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay và kiểm soát rủi ro nội bộ độc lập.

Kiểm soát trước khi cho vay: là khâu đầu tiên, quan trọng đối với hoạt động

kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay. BIDV coi đây là khâu quyết định đến 70% độ an toàn và hiệu quả của công tác cho vay. Nội dung của cơng việc kiểm sốt rủi ro trước khi cho vay gồm có:

+ Thiết lập một hệ thống chính sách và các thủ tục cho vay: BIDV đã ban

hành hệ thống văn bản, chính sách đầy đủ liên quan đến hoạt động cho vay nhằm kiểm soát được rủi ro trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

69

+ Thực hiện tốt khâu thẩm định rủi ro trước khi cho vay: trên cơ sở các

chính sách và thủ tục cho vay, BIDV thực hiện thẩm định rủi ro khách hàng trước khi cho vay theo các nội dung: thẩm định khách hàng (thẩm định về lịch sử, tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định năng lực pháp lý, thẩm định tình hình tài chính...), thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án kinh doanh, dự án đầu tư; thẩm định tài sản đảm bảo (tính pháp lý của tài sản, khả năng phát mại của tài sản, giá trị tài sản đảm bảo). Việc đánh giá khách hàng vay vốn, ngoài phân tích các thơng tin mang tính chất định tính, BIDV cịn sử dụng hệ thống XHTDNB để định lượng mức độ rủi ro của khách hàng thông qua kết quả xếp hạng.

+ Thực hiện nghiêm túc cơng tác đề xuất và phê duyệt tín dụng: Q trình đề

xuất và phê duyệt tín dụng của BIDV đảm bảo tách biệt được 3 khâu: đề xuất, phê duyệt và tác nghiệp (giải ngân). Bộ phận QHKH là người đề xuất, thực hiện phân tích tín dụng, tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo và đưa ra đề xuất tín dụng. Trên cơ sở đề xuất của Bộ phận QHKH, Bộ phận QLRR thực hiện đánh giá rủi ro của khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt. Quá trình phê duyệt tín dụng được thực hiện theo đúng trình tự cấp tín dụng và thẩm quyền phán quyết tín dụng. BIDV quy định rõ thời gian phê duyệt tối đa đối với mỗi khoản cho vay cụ thể theo đúng tiêu chuẩn ISO.

Kiểm soát trong khi cho vay:

Căn cứ trình tự, thủ tục cấp tín dụng và kết quả phê duyệt tín dụng, Bộ phận QHKH thực kiểm sốt q trình xác lập hợp đồng tín dụng và thực hiện giám sát tín dụng thơng qua kiểm tra mục đích vay vốn, điều kiện giải ngân, mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết, thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV, kiểm tra hồ sơ giải ngân của khoản vay, kiểm tra hạn mức tín dụng,... Bộ phận QTTD thực hiện giám sát giải ngân, trường hợp nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, chưa đáp ứng điều kiện tín dụng, QTTD sẽ có cảnh báo trở lại bộ phận QHKH để hoàn thiện hoặc có giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay.

70

Kiểm soát sau khi cho vay:

Theo quy trình, quy định hiện tại, BIDV đã và đang thực hiện rất nghiêm túc quá trình kiểm tra sau khi cho vay trên các nội dung sau:

+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay + Kiểm tra các điều kiện đảm bảo tiền vay + Giám sát thu nợ và xử lý phát sinh

Bộ phận QLRR thực hiện theo dõi khoản vay để phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản vay hoặc khách hàng có dấu hiệu bất thường, khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu. Bộ phận QLRR cũng chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR, giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã được bán nợ, khoanh nợ,...

Kiểm sốt tín dụng nội bộ độc lập:

Hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc Ban điều hành, có chức năng giúp Tổng Giám đốc trong việc kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh và điều hành trong hệ thống BIDV. Bộ phận kiểm tra nội bộ được đặt tại 3 miên Bắc, Trung, Nam để thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, phúc tra thường xuyên, đột xuất theo chương trình, kế hoạch được Tổng giám đốc phê duyệt. Giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng và pháp luật; Kiểm tra, đánh giá về sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Có trách nhiệm kiểm soát một cách hợp lý hoạt động tín dụng, danh mục tín dụng và các rủi ro tín dụng nằm trong giới hạn phù hợp với các chuẩn mực an toàn do BIDV đã đưa ra trong chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ.

Việc kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ của BIDV được kiểm tra độc lập, thực hiện một cách khách quan theo phương pháp chọn mẫu, với trách nhiệm là kiểm tra, giám sát ngồi quy trình và kiểm tra sau.

71

e. Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, giới hạn và cơ cấu dư nợ cho vay

Để kiểm soát các rủi ro trong hoạt động cho vay và tuân thủ chỉ đạo của NHNN, BIDV đã thực hiện kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và cơ cấu dư nợ cho vay theo các nội dung cơ bản như sau:

+ BIDV ln kiểm sốt chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng giới hạn được NHNN cho phép. Trên cơ sở thực trạng hoạt động cho vay, kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ, BIDV thực hiện giao giới hạn, cơ cấu dư nợ đến từng đơn vị thành viên trong hệ thống. Để kiểm soát tăng trưởng dư nợ trong nội bộ, BIDV đã phân giao giới hạn tín dụng cuối kỳ (quý và năm) cho các Chi nhánh và giao tỷ lệ cho vay tối đa trên tổng huy động của mỗi Chi nhánh thành viên để quan lý tăng trưởng dư nợ tại các Chi nhánh.

Năm 2012, dư nợ BIDV đã tăng trưởng 15,6% nằm trong giới hạn tăng trưởng tín dụng được NHNN cho phép là 17%. Bên cạnh đó, BIDV cũng kiểm soát được dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất dưới 16% và tăng trưởng mạnh dư nợ cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên cho vay theo chỉ đạo của NHNN và Chính phủ.

+ BIDV chuyển dịch cơ cấu dư nợ phù hợp với tình hinh kinh doanh và biến động của thị trường. BIDV chủ trương chuyển dịch cơ cấu dư nợ từ các lĩnh vực cho vay có mức độ rủi ro cao sang các lĩnh vực có độ rủi ro thấp, đẩy mạnh tín dụng bán lẻ để phân tán rui ro. Năm 2012, cho vay các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống (cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 41,4%; cho vay tài trợ xuất khẩu 36,5%; cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ 31,9%; cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 108,3%). Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, kiểm soát cho vay lĩnh vực khơng khuyến khích.

+ Việc xét duyệt cho vay của BIDV luôn tuân thủ các quy định về an tồn tín dụng được ghi trong Luật các TCTD và các văn bản của NHNN về giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng. Hiện tại là Luật TCTD năm 2010 và Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong

72

hoạt động của TCTD và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

f. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định

BIDV đã thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR trong hoạt động theo Điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành. Trên cơ sở hệ thống văn bản của NHNN, BIDV đã ban hành một hệ thống các văn bản hướng dẫn, quy định nội bộ phân loại nợ và trích lập DPRR như: Quyết định 9365/QĐ-BIDV ngày 27/11/2006 ban hành chính sách phân loại nợ và trích lập DPRR, Quyết định 4130/QĐ-QLTD4 ngày 23/7/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định 9365/QĐ-BIDV, Quyết định số 991/QĐ-HĐQT ngày 14/10/2011 của HĐQT Ban hành Quy chế sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng.

Việc phân loại nợ của BIDV dựa vào kết quả XHTDNB đối với khách hàng hàng quý. Trên cơ sở đó, BIDV thực hiện phân loại nhóm nợ của khách hàng, từ đó thực hiện trích lập DPRR tín dụng chung và cụ thể đối với từng nhóm, đối tượng khách hàng. Việc trích lập DPRR trên cơ sở XHTDNB của khách hàng được thực hiện theo 2 phương pháp:

- Phương pháp định tính: được áp dụng đối với các khách hàng được đánh

giá xếp hạng theo Hệ thống XHTDNB. Căn cứ vào kết quả xếp hạng của Hệ thống XHTDNB, các khoản nợ của khách hàng sẽ được BIDV phân loại vào các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro để trích lập DPRR.

- Phương pháp định lượng: được áp dụng đối với các khách hàng cá nhân và

các khách hàng không đủ tiều kiện xếp hạng theo Hệ thống XHTDNB. Theo phương pháp này, việc phân loại nợ của khách hàng được căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ, số lần cơ cấu loại nợ và dự kiến khả năng trả nợ, khả năng tài của khách hàng theo nhận định của cán bộ QHKH.

Kết quả phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro sẽ được Hội đồng tín dụng cơ sở thơng qua định kỳ hàng quý trên cơ sở đề xuất của Bộ phận QHKH, QLRR.

73

Sau đó sẽ được gửi kết quả về Ban quản lý tín dụng tại Hội sở chính của BIDV để thực hiện theo dõi và kiểm sốt kết quả trích lập dự phịng tại các Chi nhánh.

g. Phương pháp xử lý rủi ro, tổn thất trong hoạt động cho vay

Để thực hiện xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách thống nhất, hiệu quả, BIDV đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu tại Hội sở chính, các Tiểu ban chỉ đạo xử lý nợ xấu tại từng Chi nhánh. Tiểu ban này họp định kỳ để đánh giá tình hình nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu của các đơn vị, đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Các biện pháp xử lý đang được sử dụng tại BIDV bao gồm:

- Cơ cấu lại Nợ: Đối với các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, hoặc đã quá hạn

nhưng do những khó khăn phát sinh từ những điệu kiện khách quan, BIDV thường có những biện pháp hỗ trợ khách hàng như: điều chỉnh cơ cấu lại khoản nợ, kỳ hạn trả nợ, hoặc hỗ trợ thêm vốn cho khách hàng khi đánh giá được khả năng khách hàng phục hồi được sản xuất, có hướng phát triển khả quan. Đây là những biện pháp cần thiết và phù hợp vừa đảm bảo ngân hàng có thể thu được nợ cũ, vừa hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn hiện tại.

- Khai thác hoặc phát mạ i tài sản bảo đả m: Đối với các khoản nợ đã quá

hạn khó thu hồi có tài sản đảm bảo, BIDV có thể thực hiện bán nợ cho Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV, hoặc yêu cầu khách hàng chuyển giao tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay cho ngân hàng sở hữu, quản lý và khai thác. Nếu đủ điều kiện, BIDV có thể phát mại tài sản đó bằng cách bán đấu giá cơng khai trên thị trường, mua lại để sử dụng, có thể xử lý từng phần đối với dự án nhiều hạng mục, dây chuyền sản xuất, hoặc khởi kiện ra toà án để khởi kiện khoản nợ.

- Khởi kiện ra toà: Áp dụng đối với những khoản nợ xấu, quá hạn, khó thu

hồi mà khách hàng vay vốn, những người liên quan khơng có thiện chí trả nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay và các khách hàng có dấu hiệu lừa đảo. Việc khởi kiện tại tòa được BIDV thực hiện theo hai phương pháp: Ngân hàng trực tiếp làm việc với tòa án để cung cấp hồ sơ và tham gia xét xử cũng như theo dõi sát cơ quan thi hành án để tận thu hồi nợ; hoặc Ngân hàng thuê Văn phòng luật sư hỗ trợ trong

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Dư nợ gốc ngoại bảng bán nợ 66.5 1,157 850 1,200

74

quá trình chuẩn bị hồ sơ, khởi kiện ra tòa, thực hiện các thủ tục sau khi có bản án cho đến khi thu hồi toàn bộ nợ vay. BIDV có riêng Ban pháp chế đảm trách việc nghiên cứu và áp dụng các quy định, văn bản Pháp luật vào quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ cho Chi nhánh và ngân hàng về thủ tục pháp lý khi khởi kiện khách hàng và các bên có liên quan ra tịa có thẩm quyền để để đòi nợ.

-Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro:

BIDV đang sử dụng quỹ DPRR để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

+ Khi khách hàng vay vốn là các tổ chức bị phá sản, giải thể và đã hoàn thành việc thanh lý tài sản.

+ Khách hàng vay vốn là cá nhân chết hoặc mất tích. + Tài sản “Có” có thời hạn vượt quá thời hạn quy định.

+ Những khoản nợ vay của khách hàng được Chính phủ cho phép xố nợ nhưng Chính phủ không bù đắp và chưa được sử dụng dự phòng để xử lý.

Trên thực tế, BIDV đã giảm các khoản nợ không thu hồi được trên bảng cân đối kế toán bằng cách xử lý từ quỹ DPRR để chuyển sang hạch toán ngoại bảng. Sau khi chuyển sang hạch toán toán ngoại bảng, BIDV tiếp tục theo dõi và tìm cách thu hồi để hồn nhập dự phịng đã sử dụng.

- Thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC)

BAMC thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực nhận và xử lý các khoản nợ ngoại bảng với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Năm 2008, BAMC đã cơ bản hồn thành cơng tác xử lý nợ xấu của BIDV theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần lành mạnh hóa cơ cấu nợ và tăng năng lực tài chính BIDV. Năm 2010, BAMC chuyển đổi mơ hình sang công ty TNHH MTV theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ và đổi tên thành Công ty TNHH Quản lý và Khai thác tài sản BIDV.

Trong công tác xử lý nợ xấu hiện nay, công ty ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành môt giải pháp hiệu qu ả để giải quyết tình hình nợ xấu của BIDV trong giai đoạn hiện nay.

75

- Xử lý rủi ro bằ ng việc hợp tác với công ty mua bán nợ:

Ngày 16/3/2006, BIDV và Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ tài chính đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2006 - 2010 về hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản tồn đọng và sử dụng các dịch vụ của nhau. Mở đầu hợp đồng, BIDV đã bán cho DATC 02 khoản nợ với tổng giá trị là 31 tỷ đồng. Đến nay, việc hợp tác giữa BIDV và DATC đã thu được một số kết quả như sau:

Bảng 2.13: Ket quả bán nợ cho DATC

Giá bán 31.2 480 304 570

Tuy nhiên, kết quả bán nợ nêu trên hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bán nợ của BIDV vì tình hình dư nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGCHO VAY CỦA BIDV CHO VAY CỦA BIDV

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro hoạt động cho vaycủa BIDV

Một phần của tài liệu 0559 hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w