3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, có
có chế độ thưởng phạt hợp lý.
Con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh vô cùng nhạy cảm như lĩnh vực ngân hàng. Thực tế cho thấy tại BIDV phần đông các cán bộ làm cơng tác tín dụng ở BIDV là cán bộ trẻ, tuy được đào tạo đúng chuyên môn và khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn do vậy khi va chạm trong môi trường kinh doanh chưa thực sự linh hoạt và nhạy bén. Do đó để hạn chế rủi ro tín dụng, BIDV cần chú trọng đến một số vấn đề sau:
- Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác tín dụng phải được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo tại chỗ, tổ chức hội thảo, cử cán bộ tham gia các lớp học do các chuyên gia giỏi về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng giảng dạy, cử cán bộ có kinh nghiệm tham gia
97
những khóa đào tạo ở nước ngoài... Các cán bộ cần phải nắm chắc các quy định, quy trình nghiệp vụ và cập nhật các chỉ đạo chung về tín dụng của BIDV. Trong quá trình bồi dưỡng, tập huấn phải gắn lý luận với thực tiễn để các cán bộ có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế.
- Chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ đặc biệt là cán bộ làm cơng tác tín dụng. Triển khai học tập, tổ chức thi tìm hiểu bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, giáo dục truyền thống của BIDV. Tăng cường nhận thức trách nhiệm cá nhân và tính tuân thủ của cán bộ đối với chỉ đạo, điều hành của cấp trên.
- Xây dựng bản mô tả công việc đối với từng bộ phận nhằm quy định rạch rịi cơng việc cũng như phân định trách nhiệm của từng bộ phận đặc biệt trong từng khâu của quy trình tín dụng, phổ biến đến toàn thể cán bộ nhằm hạn chế rủi ro, sai phạm do nguyên nhân chưa hiểu hết, nắm bắt hết tính chất, nội dung cơng việc.
- Xây dựng chế độ thưởng phạt công minh, một mặt khuyến khích đối với cán bộ có thành tích, một mặt răn đe, hạn chế cán bộ mắc sai phạm. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, ngân hàng cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần sao cho tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề b ạt đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục, nhắc nhở hoặc xử lý kỷ luật, giảm trừ thu nhập... Cá nhân lãnh đạo trực tiếp, tập thể cũng phải bị xử lý trách nhiệm nếu có cấp dưới vi phạm.
- Bên cạnh đó, đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, BIDV có thể thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên của ngân hàng
Hiện nay, các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài b ản đều có xu hướng sang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần nhỏ mới thành lập. Lý do để các cán bộ này không tiếp tục làm việc tại BIDV là xuất phát từ chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên của BIDV còn hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến
98
khích người lao động. Đặc biệt là đội ngũ chuyên gia giỏi, BIDV cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế ưu đãi riêng để cho họ gắn bó máu thịt với nơi cơng tác. BIDV có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám” BIDV cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo đầu công việc, trả lương tính chất công việc (phân biệt giữa cơ chế lương của kế toán với cán bộ tín dụng, với nhân viên kinh doanh tiền tệ), tăng lương cho người lao động, tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ... Điều quan tâm trước tiên đối với Ban lãnh đạo BIDV là xây dựng xong chương trình văn hoá BIDV và tổ chức giáo dục đến từng cán bộ để hiểu đầy đủ về chương trình văn hố đó
3.2.7. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định
Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra. Để thực hiện tốt việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng BIDV cần thực hiện các nội dung sau:
+ Trên cơ sở kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng chính xác, tính tốn mức dự phịng cần phải trích lập. Cần thực hiện trích lập đầy đủ, khuyến khích trích thêm đối với các trường hợp tiềm ẩn nhiều rủi ro theo quy định của NHNN. Quỹ dự phòng rủi ro sẽ là cơ sở để thực hiện các giải pháp bù đắp tổn thất rủi ro trong hoạt động cho vay.
+ Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã ban hành và sắp sửa có hiệu lực sẽ là một thách thức khá lớn đối với các NHTM trong vấn đề phân loại nợ và trích lập dự DPRR. Dự kiến khi thông tư này có hiệu lực thi hành, tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 của các TCTD sẽ tăng lên gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng đồng thời sẽ ảnh hưởng khá lớn đến các khách hàng khi tiếp cận với nguồn vốn từ các NHTM. Do vậy, việc phân loại nợ và trích lập dự phịng của BIDV nên điều
99
chỉnh theo hướng các tiêu chí gần với tiêu chí của Thơng tư để có q trình chuẩn bị, thử nghiệm khi Thơng tư chính thức có hiệu lực.
3.2.8. Sử dụng công cụ bảo hiêm, từng bước triên khai nghiệp vụ bảo hiêm tín dụng và đảm bảo tiền vay
3.2.8.1. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và đảm bảo tiền vay
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đơi khi những rủi ro đó ngân hàng khơng lường trước được. Vì vậy sử dụng các cơng cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện là:
Yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng, bảo hiểm cơng trình, bảo hiểm hàng hoá,...Trên thực tế thời gian qua nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai, rủi ro bất khả kháng gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.
Để nâng cao tỷ lệ tài sản bảo đảm hợp pháp, hợp lệ trong hoạt động cho vay, tạo tiền đề nâng cao chất lượng tín dụng nói chung, BIDV cần tập trung vào các giải pháp cụ thể như: Thực hiện triệt để yêu cầu về tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm theo chính sách khách hàng của BIDV, việc cho vay trung dài hạn yêu cầu bắt buộc phải có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tối thiểu tương ứng tỷ lệ vay vốn Ngân hàng, yêu cầu doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục còn thiếu để đảm b ảo tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản đã và đang thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng như hoàn tất thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết toán khẩn trương các dự án đầu tư và giao hồ sơ giấy tờ cho ngân hàng nhập kho, đăng ký giao dịch bảo đảm...
3.2.8.1. Từng bước triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng được hiểu là bảo hiểm các khoản vay theo đó người bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường khi khoản cho vay không được hoàn trả bởi những rủi ro nhất định. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành lập nhiều công ty bảo hiểm tín dụng điển hình như ECGD của Anh, COFACE của Pháp, EKN của Thủy Điển,...
100
Các công ty bảo hiểm này chuyên kinh doanh rủi ro tín dụng Ngân hàng nhằm khắc phục và lành mạnh hóa các khoản tín dụng của Ngân hàng, tránh đổ vỡ hàng loạt.
Đây là một hình thức khá phổ biến trên thế giới nhằm giúp cho các Ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tuy nhiên còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Hiện nay ở nước ta đã có một số cơng ty bảo hiểm đã áp dụng sản phẩm bảo hiểm tín dụng tuy nhiên mới chỉ ở sản phẩm cho vay cá nhân nhằm thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong như AIA, và các công ty bảo hiểm của các NHTM Nhà nước lớn như Vietinbank, BIDV, Agribank hoặc cũng đã có ý tưởng thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tuy nhiên vẫn chưa đi vào thực tiễn... Sở dĩ hình thức bảo hiểm tín dụng chưa thực sự phát triển là do các công ty bảo hiểm sẽ phải đối mặt với rủi ro như những người cho vay, và hình thức bảo hiểm này địi hỏi khắt khe về tài lực cũng như năng lực chuyên môn mà các công ty bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, bảo hiểm tín dụng chưa phải là u cầu bắt buộc khi cung cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng và các khách hàng vay khơng có thói quen này, tuy nhiên lợi ích mà b ảo hiểm tín dụng mang lại là khơng thể phủ nhận đối với cả ngân hàng và khách hàng vay. Chính vì vậy, trong tương lai, BIDV nên từng bước triển khai hình thức b ảo hiểm này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.
3.2.9. Tăng cường hiệu quả công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu
Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó địi đang tồn đọng cũng cần tiến hành một cách tích cực.
Trên cơ sở phân tích từng loại nợ quá hạn, nợ khó địi đang tồn đọng, tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp.
- Đối với các khoản nợ quá hạn vẫn còn khả năng thu hồi: trong loại này ngân hàng cũng cần phân loại chi tiết trên cơ sở nguyên nhân nợ quá hạn
101
+ Đối với doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ tín dụng nhưng bị thua lỗ do nguyên nhân khách quan dẫn tới nợ quá hạn, ngân hàng nên xem xét đánh giá lại thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra biện pháp khôi phục và nếu tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đó cịn có triển vọng và doanh nghiệp có kế hoạch khắc phục hiệu quả thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp tiếp tục cho đơn vị đó vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trả nợ ngân hàng. Ngân hàng áp dụng biện pháp "nuôi nợ để trả nợ". Trong trường hợp này ngân hàng nên giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra ngân hàng cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong khả năng của mình, giúp cho đơn vị trong việc quyết định sản phẩm sản xuất, hạ giá bán, phát triển mạng lưới tiêu thụ... Đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng và thanh toán của doanh nghiệp để thu hồi nợ.
+ Đối với những khách hàng phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan như dự án đầu tư kém hiệu quả do công tác nghiên cứu điều tra thị trường không tốt, quản lý đầu tư và vận hành kém, vật tư hàng hoá đơn vị bị ứ đọng, tiêu thụ chậm, năng lực kinh doanh giảm sút. Ngân hàng nên đôn đốc họ bán hàng hố hoặc tìm mọi nguồn khác để thu hồi được vốn nhanh. Đối với những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích thì phải tìm cách thu hồi vốn ngay. Đối với những khách hàng có biểu hiện chây ỳ, dây dưa, để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần phối kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thu hồi nợ và làm dứt điểm từng trường hợp.
- Đối nợ quá hạn, để đẩy nhanh tốc độ thu nợ thì bên cạnh việc tích cực chủ động của CBTD, ngân hàng cũng nên thành lập tổ thu nợ gồm một số cán bộ có kinh nghiệm trong cơng tác, có mối quan hệ rộng và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc các chi nhánh để có điều kiện theo dõi sát sao doanh nghiệp, tận dụng mọi khả năng để thu nợ.
+ Thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trong trường hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả được nợ khi đến hạn, nếu xác định lại kỳ hạn trả nợ, khách hàng có thể ổn định được sản xuất, trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh kỳ hạn
102
trả nợ. Ngoài ra, ngân hàng có thể xem xét miễn giảm lãi nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng ổn định sản xuất tạo nguồn trả nợ vay ngân hàng.
Phát mại tài sản để thu nợ là biện pháp cuối cùng. Quy trình thủ tục phát mại cần thực hiện theo đúng quy định của BIDV và Pháp luật.
3.2.10. Áp dụng công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cũng được chia sẻ cho các bên. Trong hoạt động tín dụng, các cơng cụ phái sinh thường được nhắc đến với cụm từ “tín dụng phái sinh” (credit derivatives), và được xem là công cụ tài chính hữu ích đối với các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Một số công cụ phái sinh thường được áp dụng như: hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng hoán đổi tín dụng, chứng khốn hóa các khoản vay...
a. Hợp đồng quyền chọn tín dụng
Đây là một cơng cụ tín dụng phái sinh được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhằm bảo vệ Ngân hàng trước những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, đặc biệt đối với những quốc gia có thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển mạnh, thì đây là công cụ rất hữu ích trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Đây thực sự là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, và hồn tồn có thể áp dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Biện pháp này không những bảo vệ các Ngân hàng khỏi rủi ro mà còn tạo thêm hàng hóa mới cho thị trường chứng khốn Việt Nam.
Hiện nay, BIDV vừa có hoạt động cho vay, vừa có Cơng ty chứng khốn trực thuộc nên việc triển khai giải pháp này trước mắt sẽ thử nghiệm qua cơng ty chứng khốn của BIDV. Sau khi có nhiều kinh nghiệm, xây dựng được cơ chế rõ ràng và thị trường chứng khoán phát triển ổn định hơn nữa sẽ triển khai rộng rãi trên thị trường chứng khoán.
103
b. Hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng
Hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng là thoả thuận giữa bên mua và bên bán nhằm trao đổi rủi ro tín dụng giữa hai bên. Người mua bảo hiểm rủi ro tín dụng muốn được bảo hiểm rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành (tổ chức phát hành là người phát hành trái phiếu hoặc chủ nợ cho những khoản vay cần được bảo đảm); người bán bảo hiểm rủi ro tín dụng sẽ chấp nhận rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành với mục đích đầu tư hoặc kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán khả năng