Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thạch thất (Trang 42 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN

1.3.1 Yếu tố chủ quan

- Cơ sở dữ liệu: là nguồn thông tin quý giá tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc thiết lập các hệ thống xếp hạng tín dụng của KHCN. Nếu thông tin đầu vào là chính xác thì NH sẽ đưa ra được các quyết định đúng đắn, chất lượng tín dụng được cải thiện, hiệu quả công tác QTRR trong cho vay KHCN được nâng cao. Bởi thực chất hoạt động tín dụng cá nhân của NH là hoạt động sản xuất thông tin để có đầu ra là những quyết định cho vay đúng đắn. Tuy nhiên, việc thu thập cơ sở dữ liệu là một công việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Để có

được cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định, xếp hạng đòi hỏi thông tin phải được thu thập, xữ lý và lưu trữ trong thời gian dài một cách khoa học, logic để dễ dàng trong việc tra cứu, sử dụng. Chính vì vậy mà không phải NH nào cũng có được cơ sở dữ liệu tốt đáp ứng được yêu cầu của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân.

- Con người: Với vai trò là người thực hiện công tác QTRR trong hoạt động tín dụng cá nhân, con người là chủ thể quyết định mọi sự việc liên quan đến hoạt động của công tác này. Một cơ sở dữ liệu tốt, một mô hình đo lường có tính chính xác cao hay một chính sách tín dụng đúng đắn… nhưng nếu người quản lý, người cán bộ tín dụng không có năng lực, không có đạo đức thì rủi ro vẫn có thể xảy ra. Vì thế nhân tố con người là yếu tố quan trọng, đòi hỏi phải được quan tâm, tạo điều kiện để nhân tố này phát huy tốt nhất vai trò của mình trong công tác quản trị RRTD trong cho vay KHCN của NHTM.

- Công tác quản lý, tổ chức, kiểm soát nội bộ: Công tác quản lý và tổ chức của NH là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến quản trị RRTD trong cho vay KHCN. Nó có thể có tác dụng thúc đẩy hỗ trợ cho khả năng phòng ngừa và xử lý RRTD trong cho vay KHCN. Nếu công tác quản lý và tổ chức được tiến hành khoa học, chặt chẽ; các phòng ban chức năng thường xuyên liên lạc, hỗ trợ, chia sẻ thông tin lẫn nhau thì mọi hoạt động của NH nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng sẽ diễn ra một cách trơn tru, hiệu quả nhất. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, phát hiện, xử lý các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát nội bộ cũng hướng cho các cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, quy chế và đúng pháp luật, nắm rõ được thông tin về những khoản vay, tránh tình trạng KHCN sử dụng vốn sai mục đích. Việc kiểm soát nội bộ nếu được thực hiện tốt và thường xuyên sẽ giúp cho NH kịp thời phát hiện và có những biện pháp khắc phục những khoản tín dụng có vấn đề.

- Hệ thống văn bản chính sách quản lý tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM

Hệ thống văn bản chính sách quản lý tín dụng trong cho vay KHCN là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy định chi phối hoạt động cho vay KHCN do NHTM đưa ra để định hướng, quản lý hoạt động cho vay KHCN một cách hiệu quả, đồng thời thiết lập môi trường nhằm giảm bớt RRTD trong cho vay KHCN.”

Thông thường, chính sách tín dụng trong cho vay KHCN sẽ quy định đối tượngKHCN được vay vốn, nhu cầu vay vốn, hạn mức, điều kiện vay, phương thức quản lý… Nếu chính sách tín dụng cho vay KHCN được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, chính sách tín dụng trong cho vay KHCN không cụ thể, không thích ứng được với những thay đổi của môi trường, không phù hợp với khả năng và mục tiêu của ngân hàng sẽ làm giảm chất lượng của những khoản cho vay KHCN, dễ phát sinh RRTD trong cho vay KHCN. Thực tế đã chứng minh rằng ngân hàng nào xây dựng được hệ thống chính sách quản lý tín dụng trong cho vay KHCN đầy đủ, hợp lý thì chất lượng tín dụng trong cho vay KHCN tại ngân hàng đó thường cao hơn và RRTD trong cho vay KHCN được kiểm soát ở mức thấp.”

Trong số các văn bản chính sách quản lý tín dụng trong cho vay KHCN, chính sách cho vay KHCN được xem là văn bản xương sống của mỗi NHTM. Chính sách cho vay KHCN chỉ phát huy tác dụng khi được xây dựng trên cơ sở khách quan và sự nghiêm túc của việc ban hành và vận dụng. Việc xây dựng chính sách cho vay KHCN không hợp lý: như chưa xây dựng được chính sách cho vay KHCN khoa học, chưa quản trị về danh mục cho vay KHCN theo lĩnh vực sở trường, mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của KHCN để từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập DPRR hầu như chưa được các NHTM đầu tư xây dựng...Điều này sẽ tạo khó khăn cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý trong việc ra quyết định tín dụng an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh chính sách cho vay KHCN, các văn bản như quy định về thẩm quyền phê duyệt cho vay đối với KHCN, quy định về chính sách bảo đảm tín dụng

áp dụng đối với đối tượng KHCN, văn bản định hướng tín dụng đối với các từng loại KHCN, từng ngành nghề, lĩnh vực của KHCN, độ tuổi …. cũng là các văn bản chính sách quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách quản lý tín dụng trong cho vay KHCN. Nếu các văn bản quy định về thẩm quyền phê duyệt cho vay đối với KHCN, quy định về chính sách bảo đảm tín dụng đối với KHCN không được xây dựng một cách nhất quán và phù hợp với khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng thì khả năng xảy ra RRTD trong cho vay KHCN là rất cao. Ví dụ như khoản cho vay KHCN có RRTD cao nhưng không được trình lên cấp thẩm quyền phê duyệt cao hơn để xem xét, phê duyệt hoặc áp dụng tỷ lệ bảo đảm tín dụng không phù hợp làm tăng nguy cơ phát sinh RRTD của khoản vay.”

“Trong công tác quản trị RRTD cho vay KHCN, ngoài việc tuân thủ theo các quy chế cho vay, thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tiền vay…do ngân hàng trung ương ban hành, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một chính sách quản lý RRTD trong cho vay KHCN phù hợp. Mục tiêu của xây dựng hệ thống văn bản chính sách quản lý RRTD trong cho vay là nhằm giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra RRTD trong cho vay KHCN và kiểm soát tổn thất ở mức ngân hàng cho là hợp lý

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thạch thất (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w