Giám sát nợ xấu có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thạch thất (Trang 114 - 115)

6. Kết cấu của luận văn

3.2 Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN

3.2.1 Giám sát nợ xấu có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân loại nợ

loại nợ định kỳ

Việc giám sát nợ xấu đối với cho vay KHCN cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng.

- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với KHCN để làm cơ sở theo dõi, có lưu trữ thông tin khách hàng trên hệ thống thông tin để theo dõi cả cuộc đời 1 khách hàng, đảm bảo những lần vay sau của khách hàng sẽ được thuận lợi hơn, và cũng giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua:

+ Rà soát và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình thu nhập cần được tiến hành một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn.

+ Thăm thực tế khách hàng: Để có một bức tranh rõ nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thì bên cạnh việc phân tính các báo cáo kết quả kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh cán bộ quan hệ khách hàng cần phải thường xuyên đi thực tế khách hàng, từ đó có thể xác định được

cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa việc đi thực tế còn có thể giúp ngân hàng kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo kết quả kinh doanh mà khách hàng cung cấp.

Khi khoản nợ được xác định là nợ xấu, cán bộ quan hệ khách hàng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một công việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ xấu phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính, tình hình thu nhập của khách hàng cũng như thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay, tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu, khả năng tài chính của khách hàng cũng như việc phát mại tài sản đảm bảo có thể thu nợ được bao nhiêu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ... Từ đó, cán bộ quan hệ khách hàng có thể biết được nguyên nhân phát sinh nợ xấu để đề xuất và thực hiện phương án giải quyết cho từng đối tượng cụ thể.

Việc phân tích, phân loại nợ xấu phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ, khi phát hiện ra bất kỳ sự thay đổi nào phải báo cáo cấp trên và phải báo cáo về tình hình xử lý nợ, những khó khăn trong quá trình thực hiện về Hội sở chính.

Ban xử lý nợ của Chi nhánh cử một vài cán bộ vững vàng nghiệp vụ, thông hiểu từng khách nợ, có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ để kiểm tra, phân tích các khoản nợ xấu. Tiến hành phân tích trên nhiều góc độ khác nhau: theo thành phần kinh tế, theo phương thức cho vay, theo tài sản bảo đảm, theo mức độ rủi ro... để xác định đúng hướng xử lý các khoản nợ đó. Đồng thời kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thạch thất (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w