Điểm Xếp hạng Ý nghĩa xếp hạng
> 400 Aaa
Cho vay tối đa theo đê nghị của người vay
351 - 400 Aa
301 - 350 A
251 - 300 Bbb Cho vay theo tài sản đảm bảo
201 - 250 Bb Cho vay theo tài sản đảm bảo và đánh giá đơn vay vốn
151 - 200 B Yêu cầu đánh giá thận trọng đơn vay vốn và có tài sản
đảm bảo đầy đủ
101 - 150 Ccc
Từ chối cho vay
51 - 100 Cc
0 - 50 C
0 D
Nguồn: Dinh Thi Huyen Thanh & Stafanie Kleimeier, 2006. Credit Scoring for Vietnam ’s Retail Banking Market
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mô hình này đó là không đưa ra cách tính điểm cho từng chỉ tiêu, do đó các ngân hàng cũng khó áp dụng. Để vận dụng được mô hình đòi hỏi các NHTM phải thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sở dữ liệu cá nhân tại ngân hảng mình.
1.2.2.3 . Nhận diện rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN của NHTM
Nhận diện RRTD trong cho vay KHCN là quá trình xác định các mối đe dọa mà Ngân hàng phải đối mặt đối với việc cấp tín dụng hay nói cách khác đó chính là quá trình tìm kiếm thông tin để trả lời cho được câu hỏi khi nào, ở đâu, tại sao và làm thế nào mà những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản cho vay KHCN đã cấp. Để trả lời được các câu hỏi này, các nhân viên tín dụng phải thu thập thông tin liên quan đến KHCN và môi trường kinh doanh, cần đặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của KHCN, hoặc mức thu nhập của cá nhân trong mối quan hệ tương tác với cộng đồng và môi trường để có thể xác định được những mối đe dọa đối với KHCN và gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực thu hồi nợ của NH. Việc xác định rủi ro là tiền đề để phân tích và đánh giá rủi ro đối với việc cấp tín dụng của Ngân hàng và đồng thời cung cấp thông tin giúp cho cán bộ tín dụng có thể đưa ra cách lựa chọn xử lý rủi ro.
Nhận biết RRTD trong cho vay KHCN là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các RRTD trong cho vay của NHTM. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro.
Nhận biết RRTD trong cho vay KHCN bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD trong cho vay KHCN, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD trong cho vay KHCN. NHTM cần phải tiến hành nhận biết được RRTD trong cho vay KHCN thông qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời và có hiệu quả.
Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết RRTD trong cho vay KHCN gồm có:
Thứ nhất, phân tích danh mục tín dụng trong cho vay KHCN của ngân hàng để nhận biết những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền, ….
Thứ hai, phân tích đánh giá KHCN nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn của từng KHCN và rủi ro của từng khoản nợ cụ thể. Phân tích đánh giá KHCN là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với KHCN, tiếp nhận các thông tin từ phía KHCN, tiến hành phân tích, thẩm định KHCN trước, trong và sau khi cho vay.
Một số dấu hiệu thường được sử dụng để nhận biết rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN:
- Khả năng trả nợ của khách hàng có dấu hiệu suy giảm, khách hàng phát sinh nợ quá hạn, chậm trả lãi tiền vay, khách hàng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại các TCTD khác,….
- Tình hình tài chính của khách hàng có dấu hiệu suy giảm căn cứ trên các thông tin: mức thu nhập, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình mở rộng hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh của KHCN….
- Tình hình ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của KHCN có dấu hiệu biến động theo chiều hướng tiêu cực.
Mặc dù khi KHCN có một trong những dấu hiệu nêu trên thì chưa hoàn toàn phát sinh RRTD trong cho vay, nhưng khi một số dấu hiệu xảy ra đồng thời thì NHTM cần xem xét, đánh giá kỹ để có thể hạn chế và giảm thiểu các tác động của RRTD trong cho vay KHCN gây nên.
1.2.2.4 . Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
“Mục đích của việc kiểm soát RRTD trong cho vay KHCNnhằm phòng chống vàkiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan. Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa HĐTD; kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay…Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.
Để kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN, các NHTM hiện nay đang sử dụng các phương thức thực hiện kiểm soát RRTD sau đây:
- Xây dựng mô hình cơ cấu tín dụng phù hợp: cơ cấu tín dụng được theo dõi và kiểm soát thông qua cơ chế giao chỉ tiêu cho từng Chi nhánh, đơn vị trong hệ thống của NHTM. Các chỉ tiêu tín dụng được giao và là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh sẽ bao gồm các chỉ tiêu: (i) tổng dư nợ cho vay KHCN chia theo ngắn, trung và dài hạn; (i) tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ cho
vay đối với KHCN; (iii) tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đối với KHCN; (iv) tỷ lệ dư nợ cho vay theo ngoại tệ; …Các chỉ tiêu tín dụng được theo dõi và giám sát thường xuyên liên tục, đảm bảo các Chi nhánh của ngân hàng đạt được các chỉ tiêu đã đề ra, từ đó hướng tới cơ cấu mô hình tín dụng theo kỳ vọng của NHTM.
- Xây dựng hệ thống văn bản chính sách phục vụ cho việc kiểm soát RRTD trong cho vay. Một trong các văn bản quan trọng của mỗi NHTM là chính sách quản lý rủi rotín dụng. Chính sách quản lý RRTD là văn bản nền tảng, kim chỉ nan trong việc xây dựng các văn bản có liên quan như quy trình cho vay đối với KHCN, quy định về quản lý tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng, quy định về chính sách bảo đảm tín dụng, quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hiện nay, tại mỗi NHTM trong cơ cấu tổ chức luôn có Phòng/Ban thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Theo mô hình tín dụng chuẩn quốc tế, bộ phận kiểm tra nội bộ thuộc vòng bảo vệ thứ ba của NHTM, thực hiện chức năng theo dõi, giám sát và kiểm tra hoạt động của ngân hàng.
1.2.2.5 . Xử lý nợ xấu và tài trợ tổn thất trong cho vay KHCN
a. Xử lý nợ xấu
Nguyên tắc của một môi trường tín dụng lành mạnh và theo thông lệ quốc tế thì bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải được tách bạch. Chức năng quản lý rủi ro tín dụng sẽ được giao cho một bộ phận độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro (hoạt động cho vay). Bộ phận này sẽ quản lý và giám sát rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng trong đó có rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Thông thường các ngân hàng đều thành lập một hội đồng để xử lý rủi ro. Hội đồng này có chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý nợ xấu. Việc nhận biết, quản lý và thu hồi các khoản nợ xấu là vấn đề quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng. Các ngân hàng đều xây dựng hệ thống nhận biết và báo cáo nội bộ các khoản nợ xấu theo chuẩn mực của từng ngân hàng. Nhận biết và báo cáo các khoản nợ xấu
theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được thiết kế để bảo vệ vị thế của ngân hàng. Khi xảy ra nợ xấu các ngân hàng có thể xử lý theo các biện pháp sau:
Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng cá nhân
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho KHCN là việc NHTM thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng khi NHTM đánh giá khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng NHTM có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
Đối với các khoản nợ xấu của những KHCN, sau khi phân tích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu NHTM đánh giá khách hàng tạm thời gặp khó khăn, khó có khả năng trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký nhưng có khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai để thanh toán nợ xấu cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp này.
Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ thường chỉ được áp dụng cho các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 và đối với các khách hàng được quyết định tiếp tục duy trì quan hệ. Nói chung, xử lý nợ xấu thông qua biện pháp này thường chỉ hiệu quả khi khách hàng trung thực trong cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và thu nhập hiện tại và dự báo đúng khả năng phục hồi thu nhập của KHCN trong tương lai, đồng thời ngân hàng cũng có những phân tích, đánh giá đúng về khả năng của doanh nghiệp để thực hiện việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn hợp lý, phù hợp với khả năng và nguồn trả nợ của KHCN.
Xử lý tài sản bảo đảm
Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng không có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… NHTM chủ động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trường; Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước. Trong trường hợp khoản vay không được thanh toán đầy
đủ thì ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo theo nguyên tắc và cơ chế theo luật định.
Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại tài sản bảo đảm hoặc đòi nợ bên bảo lãnh thường rất phức tạp với nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian, khả năng thu hồi đầy đủ nợ thường không cao, song ngân hàng vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn. Cho đến nay, đây là một trong số các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả nhất cho các ngân hàng, đặc biệt các khoản nợ do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, khách hàng lừa đảo ngân hàng…
Bán các khoản nợ xấu
Bán nợ là việc NHTM chuyển giao quyền chủ nợ đối với các khoản nợ hiện đang còn dư nợ hoặc đang theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng cho tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu mua nợ để thành chủ sở hữu mới của khoản nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Việc chuyển giao khoản nợ được mua bán được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vụ của bên nợ và các bên có liên quan đến khoản nợ (kể cả các quyền gắn liền với các bảo đảm cho khoản nợ) từ bên bán nợ sang bên mua nợ. Một khoản nợ có thể được bán toàn phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua bán nhiều lần. Phương thức bán nợ có thể được thực hiện thông qua đấu giá các khoản nợ theo quy định về đấu giá tài sản hoặc thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới. Giá mua bán nợ có thể do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua môi giới hoặc giá cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.
Biện pháp này được ngân hàng sử dụng nhằm thu hồi tối đa nợ xấu, khắc phục và xử lý được nợ tồn đọng, làm trong sạch, lành mạnh bảng cân đối kế toán, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Thông thường, các khoản mua bán nợ hiện nay của các NHTM là các khoản nợ xấu, tồn đọng đã lâu, khó xử lý bằng các biện pháp thông thường trong khi các biện pháp khác (như góp vốn đầu tư kinh doanh, nhận gán nợ và chuyển đổi mục đích sử dụng đối với tài sản đảm bảo...) ngân hàng không có đủ năng lực tài chính hoặc hành lang pháp lý
để thực hiện. Ngân hàng đánh giá biện pháp bán toàn bộ khoản nợ là biện pháp hiệu quả nhất nhằm một mặt ngân hàng nhanh chóng thu được tiền về để thực hiện quay vòng vốn, mặt khác nhằm giảm nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín dụng, giảm chi phí quản lý và xử lý các khoản nợ xấu này.
Khi bán các khoản nợ xấu, ngân hàng thường chấp nhận bán thấp hơn mệnh giá để thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này hiện nay thì cần sự phát triển hơn nữa của thị trường mua bán nợ và Ngân hàng nhà nước cũng cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể hơn nữa để các NHTM có hành lang pháp lý rõ ràng trong thực hiện.
Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro
Theo thông lệ quốc tế, muốn xoá nợ khê đọng phải có nguồn tiền nhất định. Ở Việt Nam, tiền dùng để xử lý nợ là từ quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng hoặc từ Ngân sách nhà nước.
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD.
Những trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro là khi khách hàng vay vốn, bên được bảo lãnh vay vốn, bên được hưởng dịch vụ thanh toán là những tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộc nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.
Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các ngân hàng vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng. Thực chất của biện pháp này là ngân hàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt để hơn.