6. Kết cấu của luận văn
3.2 Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
3.2.2 Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng
hợp trình lên Ban xử lý nợ cấp trên. Trình tự này sẽ giúp cho công tác đánh giá và xử lý nợ xấu được chính xác, khả thi.
3.2.2 Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tíndụng dụng
hiện công tác thẩm định khách hàng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ và an toàn vốn vay. Thông tin về hồ sơ vay vốn thu thập được càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì càng giúp cho việc thẩm định được thuận lợi hơn. Vì vậy, BIDV Thạch Thất cần phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin về hồ sơ vay vốn để phục vụ cho công tác thẩm định. Trong công tác thẩm định của BIDV Thạch Thất , nguồn thông tin chủ yếu do khách hàng cung cấp thông qua hồ sơ vay vốn. Các thông tin trong đó chỉ nêu sơ lược về hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính của khách hàng và các thông tin liên quan đến khoản vay. Dựa trên nguồn thông tin này, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Chỉ khi muốn điều tra lại hoặc chứng minh tính xác thực thì cán bộ tin dụng mới đến cơ sở kinh doanh của KHCN để kiểm chứng. Tuy nhiên, việc kiểm tra này lại được thông báo trước cho khách hàng, nó làm mất đi ý nghĩa của việc thẩm định. Với nguồn thông tin hạn chế này, cán bộ tín dụng khó đưa ra được kết quả thẩm định chính xác, khách quan, từ đó ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng sau này.
Tại BIDV Thạch Thất việc nhận định, phân tích, đánh giá các thông tin về khách hàng để đánh giá xếp hạng khách hàng và áp dụng chính sách còn chưa phù hợp với điều kiện thực tại, mức độ rủi ro của khách hàng, nhất là trong việc khai báo, chấm điểm xếp hạng tín dụng cho KHCN còn mang tính cảm tính. Các quy trình, cách thức đánh giá đưa ra chưa được áp dung triệt để tại chi nhánh. Do đó BIDV Thạch Thất cần phải đưa ra các biện pháp nhằm đánh giá khách hàng để giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh sẽ không bị ảnh hưởng bao gồm:
Một là, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng thông qua lịch sử hoạt động của khách hàng bao gồm lịch sử hình thành và phát triển từ khi KHCN kinh doanh, những thay đổi về quy mô trong quá trình hoạt động, những thay đổi trong cơ chế quản lý... Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng
cần thiết để biết liệu lĩnh vực KHCN đang kinh doanh hoặc làm việc có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng gia tăng thu nhập của cá nhân.
Hai là, công tác thẩm định các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh thông thường sẽ do bộ phận khách hàng của chi nhánh tự đảm nhận. Song, đối với những dự án vay vốn lớn và mang tính đặc thù cao, ngân hàng nên quy định thuê tổ chức tư vấn độc lập, có năng lực, uy tín để thẩm định trước khi chấp thuận cho vay. Việc này có thể tăng chi phí cho ngân hàng nhưng chất lượng thẩm định sẽ tốt hơn, kết quả thẩm định sẽ chính xác hơn do cán bộ thẩm định của ngân hàng thường không có kiến thức chuyên sâu trong những ngành mang tính đặc thù. Bên cạnh đó, chi phí thuê tư vấn thẩm định thường rất nhỏ so với lợi nhuận mang lợi nhờ tham gia tài trợ các dự án lớn.
Đối với phân tích rủi ro tín dụng
Xét duyệt cho vay và kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay là nhân tố hết sức quan trọng để đảm bảo cho vốn vay tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Trong thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng và người giới thiệu vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ tín dụng quan tâm nhưng cần phải đề cập trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: Giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin về tỷ giá, lạm phát và những diễn biến về nền kinh tế trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng. Khi xét duyệt cho vay, BIDV Thạch Thất cần phải tổ chức theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay. Việc tuân thủ công tác kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trước khi giải ngân rất quan trọng.
chính xác của mục đích giải ngân của khách hàng đã gây ra các khoản tín dụng xấu. Công tác này cần được kiểm soát một cách chặt chẽ trước khi giải ngân để giảm thiểu rủi ro các sai phạm, sai sót có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng.
Các điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay cũng như khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, do đó sau khi cho vay BIDV Thạch Thất cần quan tâm hơn đến công tác kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng khoản cho vay. Một số biện pháp cơ bản được áp dụng bao gồm:
Thứ nhất: Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo đinh kỳ nhất định 30, 60 hay 90 ngày đối với các cho vay nhỏ. Đặc biệt cần kiểm soát thường xuyên với những khoản cho vay lớn vì rủi ro các khoản cho vay này có ảnh hưởng lớn tình hình tài chính của chi nhánh. Kiểm tra toàn diện các khoản vay vượt quá một mức dư nợ nhất định. Đảm bảo yêu cầu mật độ kiểm tra cao hơn đối với nhóm nợ xấu
Thứ hai: Tổ chức quá trình kiểm soát sau khi cho vay cần đảm bảo đánh giá được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản cho vay bao gồm đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán, quá trình thanh toán của khách hàng, chất lượng và điều kiện của tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng, đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra. Cần đặc biệt lưu ý đối với các khách hàng có các biểu hiện sau: Không tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng tham gia nơi sản xuất kinh doanh, trị giá mua hàng trả chậm lớn hơn so với vốn tự có, luôn thiếu hụt tiền chi trả, phải vay nợ ngân hàng, nợ tiền lương nhân viên kéo dài, nợ tiền thuế kéo dài, chi phí quản lý cao, chậm trễ báo cáo tình hình tài chính cho ngân hàng, không thuyết minh hoặc thuyết minh không rõ ràng các số liệu trong báo cáo tài chính hoặc tình hình thu nhập, trì hoãn trong việc giao tiếp với ngân hàng, kể cả việc hợp tác với kiểm tra.
hình kinh tế xã hội hay nhiều ngành nghề sử dụng nhiều vốn vay của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển, đe dọa sự an toàn hiệu quả vốn tín dụng. Đặc biệt đối với những KHCN vay tín chấp trên mức thu nhập hàng tháng, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, số lượng việc làm giảm, chi nhánh cần phải rà soát lại những KHCN nào vay vốn tại ngân hàng đang rơi tình trạng mất việc làm hoặc thu nhập suy giảm. Từ đó, có quá trình cảnh báo rủi ro sớm để ngân hàng chủ động trong việc trích lập dự phòng. Hoặc đối với KHCN vay vốn mua nhà, sửa nhà cửa mà sử dụng sai mục đích như mua bất động sản đầu tư, chi nhánh cần phải có các biện pháp ngăn chặn, xây dựng ràng buộc cam kết của khách hàng với ngân hàng trong trường hợp khách hàng sử dụng sai mục đích, có chính sách phạt đối với khách hàng khi sử dụng sai mục đích ban đầu đối với những khoản vay trên.
Thứ tư: Kiểm tra tín dụng sau khi cho vay không phải là công việc thừa, lãng phí, mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của BIDV Thạch Thất một cách lành mạnh, giúp cho Ban giám đốc BIDV Thạch Thất điều hành trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách “ Quỹ dự trữ bù đắp rủi ro” và chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong tương lai.
Thứ năm: Việc đánh giá kiểm tra thông tin liên quan đến năng lực tài chính, năng lực quản lý của khách hàng chủ yếu dự trên thông tin từ phía khách hàng cung cấp hoặc từ các ban ngành liên quan như Cục thuế, Cơ quan kiểm toán...CBTDH cần tận dụng các nguồn thông tin này để nhận định chính xác về khách hàng vay. Vì nguồn thông tin do khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao đặc biệt trong trường hợp khách hàng vay vốn cố ý làm sai lệch thông tin, chi nhánh cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan ban ngành có đủ chức năng đối chiếu thông tin, đồng thời áp dụng biện pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng và các đối tượng có liên quan (hàng xóm, các cơ sở kinh doanh bên cạnh, đồng nghiệp lãnh đạo tại công ty) thông qua các câu hỏi đặt ra như: Tình
triển gì không? Thu nhập của KHCN cá tăng không? Chức vụ bao năm nay có thay đổi không? Năng lực làm việc của KHCN như thế nào?....
Việc phân tích tình hình tài chính của KHCN là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau sử dụng những số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình thu nhập. CBTD cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về khách hàng. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là tài chính của KHCN đang rất tốt.