KHCN
1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính
Khả năng xây dựng chiến lược quản trị rủi ro của lãnh đạo ngân hàng: Mỗi ngân hàng đều có nguồn lực và chiến lược quản trị rủi ro là khác nhau. Quản trị RRTD trong cho vay KHCN là một trong những nội dung trong chiến lược quản trị rủi ro của NHTM, chiến lược này cần hoàn thiện các quy định, quy trình như: nhận diện, đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro, hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp đã được các NHTM trên thế giới áp dụng hàng chục năm qua. Các yêu cầu cơ bản trong xây dựng chiến lược quản trị rủi ro:
- Chiến lược phát triển tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân cần ăn khớp với nhau.
- Xác định các phương pháp thực hiện quản lý và đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân.
- Đưa ra các công cụ chuẩn mực về xác định, kiểm tra, đo lường và báo cáo trong toàn hệ thống để đưa vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.
Khi chiến lược quản trị rủi ro cá nhân được xây dựng một cách hợp lý thì chất lượng tín dụng cũng sẽ được nâng cao và ngược lại.
Năng lực quản trị việc thực thi các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của lãnh đạo và các bộ phận liên quan trong ngân hàng: xây dựng
một hệ thống quản trị tốt đi kèm đó là thực hiện tốt. Sự cần thiết và hiệu quả trong việc thực hiện công tác quản trị RRTD trong cho vay KHCN là điểm mấu chốt và cũng coi như là yếu tố quyết định hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng và quản trị RRTD trong cho vay KHCN. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo ngân hàng trong việc quyết định chiến lược, khung quản trị rủi ro. Vai trò của nhà lãnh đạo được quyết định bởi: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, sự nhạy bén với biến động của nền kinh tế và các thay đổi trong hoạt động quản trị RRTD trong cho vay KHCN… Nếu lãnh đạo càng có năng lực thì nhân viên càng dễ dàng thực hiện các biện pháp quản trị một cách đúng đắn, từ đó đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tín dụng cá nhân.
Khả năng phát hiện và xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN: rủi ro được phát hiện càng sớm thì việc ngăn chặn và xử lý càng dễ dàng. Rủi ro đều được phân tích từ khi tiếp nhận nhu cầu khách hàng. Ngân hàng sẽ giả định các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, sau đó kết hợp với chính sách rủi ro để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng chung tới ngân hàng. Khả năng phát hiện và xử lý rủi ro càng tốt chứng tỏ chất lượng quản trị RRTD trong cho vay KHCN của ngân hàng đó càng tốt.
1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
a) Chỉ tiêu tuyệt đối
- Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Khi một món nợ không trả được vào kì hạn trả nợ, toàn bộ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn
- Nợ xấu: Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi khoản nợ đó được xếp vào nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể:
+ Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ được các TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): là các khoản nợ được đánh giá là khả năng tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ và TCTD sẽ dự trù sẽ phải gánh chịu tổn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi khi đã tính đến giá trị thực tế của tài sản bảo đảm.
Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai;
+ Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): là các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ như: phát mại tài sản bảo đảm, tố tụng…
Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã bị quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được và tốt nhất là ở mức 1-3%.
Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ = Dư nợ xấu nhóm (3,4,5)/Tổng dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu
Dự phòng rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng RRTD được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
b) Chỉ tiêu tương đối
Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu, nợ quá hạn/dư nợ cho vay bình quân từ cho vay KHCN
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn cho vay KHCN x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN
Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là khoản nợ đến hạn thanh toán (đáo hạn) không được ngân hàng cho gia hạn nợ, giãn nợ mà người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng. Nợ quá hạn vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hoàn trả. Hoàn trả không đầy đủ và kịp thời gây nên sự đổ vỡ niềm tin của ngân hàng đối với người vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng cho vay của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng cho vay thấp, độ rủi ro tín dụng cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp hoặc gần bằng 0 thì có thể khẳng định chất lượng cho vay của ngân hàng cao, độ rủi ro tín dụng thấp. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là một hiện tượng tất yếu. Song vấn đề quan trọng của ngân hàng là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất là có thể chấp nhận được.
Thông thường các ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn ở mức nhất định. Vì đây là tỷ lệ phản ánh sự an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng nên theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 3% sẽ đảm bảo cho mức độ lành mạnh của hoạt động cho vay.
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu cho vay KHCN x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN
Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02, các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức cho vay được phân loại và xếp theo các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 với mức độ rủi ro tăng dần.
Theo đó, các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được gọi là nợ xấu, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng càng thấp cho thấy ngân hàng có chất lượng cho vay càng tốt.
Tỷ lệ nợ hạch toán ngoại bảng
Tỷ lệ nợ hạch toán
ngoại bảng =
Dư nợ KHCN hạch toán ngoại bảng
x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN
Các khoản nợ cho vay KHCN được hạch toán ngoại bảng là những khoản nợ được đánh giá là nợ mất vốn, ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và chuyển các khoản nợ đó từ hạch toán nội bảng sang hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
Chỉ tiêu trên cho biết tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN chuyển ngoại bảng so với tổng dư nợ cho vay cá nhân. Chỉ tiêu này càng thấp phản ánh chất lượng cho vay tốt hoặc ngược lại.
Dự phòng rủi ro trích lập đối với cho vay KHCN
Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ =
Dự phòng rủi ro cho vay KHCN
x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng cá nhân không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng cho vay. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức cho vay khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động cho vay đối với các khách hàng cá nhân, qua đó, phản ảnh hiệu quả của hoạt động này của ngân hàng thương mại đó.
Tỷ lệ lãi treo
Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo trong cho vay KHCN x 100 Thu lãi trong cho vay KHCN
Lãi từ nhóm 2 đến nhóm 5 chưa thu được còn gọi là lãi treo. Theo quy định hiện hành, lãi được tính vào thu nhập trong kỳ của ngân hàng là lãi nhóm 1 (kể cả thu được hay chưa, quá hạn hay trong hạn) và lãi từ nhóm 2 đến nhóm 5 là lãi thực thu.
Chỉ tiêu này phản ánh lãi nhóm 2 đến nhóm 5 chưa thu được của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng hoạt động cho vay càng thấp. Để giảm tỷ lệ này, các ngân hàng luôn tìm cách tận thu các khoản lãi treo hoặc nâng cao chất lượng nợ, nghĩa là tăng tỷ lệ nợ nhóm 1, giảm tỷ lệ các nhóm nợ còn lại.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của ngân hàng thương mại
1.3.1 Các yếu tố thuộc về chi nhánh
Trình độ cán bộ tín dụng của chi nhánh
Chất lượng cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ, đạo đức của cán bộ tín dụng. Vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với KHCN. Đồng thời cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thu hồi khoản cho vay khi đến hạn. Đối tượng vay là các KHCN lại có đặc điểm là nhu cầu vốn vay rất phong phú, đa dạng về lĩnh vực hoạt động ở hầu hết các ngành nghề từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ công nghiệp đến nông, lâm, ngư nghiệp… Vì vậy, để giảm bớt rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng nhanh nhẹn, hiểu biết, có trình độ
chuyên môn, có đạo đức và trách nhiệm trong công việc giúp ngân hàng thành công trong hoạt động của mình.
- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
- Chất lượng thông tin tín dụng
Hệ thống thông tin tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thông tin phân tích, dự báo xu thế phát triển và tiềm năng của ngành hàng, chỉ số trung bình ngành, thông tin về thị trường, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, xếp hạng tíndụng khách hàng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài... sẽ giúp người quản lý, cán bộ thẩm định có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Ngoài ra sự liên kết giữa có NHTM trong việc quản lý thông tin tín dụng khách hàng cũng có tác động không nhỏ. Hiện tại sự liên kết này còn lỏng lẻo, chưa có sự kết nối chặt chẽ, dẫn đến việc một khách hàng với một phương án kinh doanh có thể vay vốn tại nhiều ngân hàng với tổng số vốn vượt nhiều lần nhu cầu thực tế.
1.3.2 Các yếu tố thuộc về hội sở chính
Công tác thông tin và công nghệ của ngân hàng
Trong lĩnh vực tài chính thì ngân hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin rất cao. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu về độ chính xác trong công việc đánh giá khách hàng, đo lường rủi ro, kiểm
soát khách hàng và khoản vay, giúp ngân hàng ra các quyết định ứng xử tín dụng phù hợp.
Công cụ đo lường rủi ro tín dụng
Việc đo lường mức độ tổn thất dự kiến trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng là rất quan trọng. Ngân hàng có công cụ và phương pháp đo lường càng chính xác thì xác suất rủi ro xảy ra càng được giảm thiểu.
Hiện nay, các ngân hàng thường đo lường mức độ rủi ro thông qua việc chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Kết quả chấm điểm phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng và là cơ sở để đo lường mức rủi ro dự kiến của ngân hàng. Mức độ xếp hạng càng thấp đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ của khách hàng thấp và rủi