Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng I Tổng doanh số CVTD 34.8 100 47.5 100 76.7 100 1 Cho vay ngắn hạn 11.3 32,47 17.9 35,58 27.4 35,72 2 Cho vay trung và dài hạn 23.5 67,53 30.6 64,42 49.3 64,28
II Tổng doanh số thu nợ 13.5 100 22.4 100 35.9 100
1 Cho vay ngắn hạn 5.7 42,22 10.8 48,21 19.3 53,76 2 Cho vay trung và dài hạn 7.8 57,78 11.6 51,79 16.6 46,24 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy hầu hết chi nhánh tài trơ các khoản vay là trung và dài hạn, nó chiếm tỷ trọng lớn khoảng 65% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng.Năm 2017 doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tới 63,97%, năm 2018 chiếm 66,23% so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Sở dĩ, các khoản cho vay trung và dài hạn tăng là do nhu cầu chi tiêu của khách hàng tăng lên như: mua nhà, sửa nhà, mua ô tô...Với các khoản vay lớn như vậy họ không thể hoàn trả trong ngắn hạn. Mặt khác, kết cấu dân số của nước ta hiện nay chủ yếu là kết cấu trẻ, nhu cầu chi tiêu cũng tăng cao nhằm phục vụ cho đời sống và công việc...
Bên cạnh các khoản cho vay trung và dài hạn thì các khoản cho vay ngắn hạn cũng phát triển không kém cũng có xu hướnh tăng dần vì đại bộ phận khách hàng vay ngắn hạn là phục vụ cho chi tiêu thường ngày, bù đắp các khoản tiền thiếu hụt tạm thời trong thời gian ngắn.
2.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây
2.2.1. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại BIDVSơn Tây Sơn Tây
2.2.1.1. Công tác nhận diện rủi ro
BIDV chi nhánh Sơn Tây chưa xem xét, thống kê được tất cả các nguồn rủi ro đã và đang xảy ra cũng như dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện. Vì vậy việc bỏ sót hoặc không có biện pháp kiểm soát thích đáng các yếu tổ rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay tại Chi nhánh, nhận dạng rủi ro cho vay chủ yếu được thực hiện thông qua các phương pháp:
a. Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính
Vì cho vay khách hàng cá nhân có đặc điểm khác biệt so với cho vay khách hàng doanh nghiệp là không có các thông tin, số liệu được chứng thực về tình hình tài chính kinh doanh như báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế... Nên chủ yếu Ngân hàng BIDV là phân tích theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, chỉ sử dụng được các thông tin tài chính như: thu nhập, tra cứu thông tin CIC...
Hiện nay, BIDV chi nhánh sơn Tây có áp dụng chương trình phần mềm lập bảng xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho vay cá nhân. Khi có thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ đăng nhập vào phần mềm “ Xếp hạng tín dụng nội bộ” để điền hết các thông tin cần thiết vào cột giá trị, hệ thống sẽ tự tính ra điểm xếp hạng theo các trọng số quy định theo bảng 2.5 như sau:
THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ XẾP HẠNG CÁ NHÂN
Tên KH: Xếp loại KH:
Mã KH: Xếp loại rủi ro Giấy tờ tùy thân: Tổng dư nợ:
Loại giấy tờ: Đánh giá về khách hàng: Loại hình vay:
I. ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG CÁC CHỈ TIÊU Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điểm số* Tỷ trọng
Thông tin về nhân thân 30%
Tuổi 20%
Trình độ học vấn 18% Lý lịch tư pháp 4% Tình trạng sức khỏe của KH 4% Tình trạng chỗ ở hiện tại 10% Đánh giá của cán bộ tín dụng về gia cảnh
khách hàng so với mặt bằng chung của vùng 5% Thời gian lưu trú trên đại bàn hiện tại (thuộc
khu vực quản lý của Chi nhánh) 7% Tình trạng hổn nhân 5% Số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế vào
người vay 12%
Tình trạng nhân thân của người thân trong
gia đình 3%
Giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ so với
dư nợ hiện tại 12% Khả năng trả nợ của người đi vay 45% Loại hình cơ quan đang công tác 2% Triển vọng phát triển của doanh nghiệp
người vay đang công tác 5% Thời gian làm trong lĩnh vực chuyên môn
hiện tại 5%
Thời gian làm công việc hiện tại 2% Rủi ro nghề nghiệp (thất nghiệp, tai nạn
nghề nghiệp, nhân mạng...) 8% Tính chất của công việc hiện tại 8% Hình thức thanh toán lương 5% Hình thức hợp đồng lao động 10% Đánh giá uy tín của người vay trong doanh
nghiệp 2%
Quan hệ của khách hàng đối với các cá nhân
tổ chức khác 2%
người đồng trả nợ
Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng của
người vay 6%
Tỷ lệ giữa thu nhập ròng ổn định (chỉ tiêu 2) và số tiền phải trả trong kỳ (gốc+lãi) theo kế hoạch trả nợ áp dụng với lãi gốc trả định kỳ
22%
Đánh giá của cán bộ tín dụng về khả năng
trả nợ của KH 6%
Tổng thu nhập của người thân có khả năng
trả nợ thay 2%
Tình hình trả nợ gốc và lãi với các tổ chức tín dụng khác trong 12 tháng qua (Từ thời điểm đánh giá)
10%
Quan hệ với Ngân hàng
Đánh giá phương án kinh doanh 25% Tỷ lệ vốn tự có của người vay tham gia vào
phương án đầu tư 25% Kinh nghiệm của người vay trong lĩnh vực
tham gia đầu tư 12% Tính khả thi của phương án đầu tư theo đánh
giá của cán bộ tín dụng 18% Đánh giá rủi ro gián đoạn hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DN trong ngành do tác động của các yếu tố tự nhiên trong 6 tháng qua
10%
Tính ổn định của thị trường đầu ra 10% Biên độ biến động giá cả của nguyên vật
liệu, sản phẩm đầu vào trong 12 tháng vừa qua
10%
Tuy phương pháp này phần lớn là dựa vào thông tin phi tài chính nhưng cũng giúp cán bộ tín dụng của BIDV Sơn Tây có thể nhận diện được rủi ro lựa chọn, rủi ro chủ quan nếu như cán bộ tín dụng phân tích thật chi tiết, kĩ càng.
Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng
Để tiếp nhận một hồ sơ tín dụng, cán bộ tín dụng của BIDV Sơn Tây đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng như tư cách đạo đức, sức khỏe, thiện chí trả nợ và nguồn thu nhập để trả nợ...
Cán bộ tín dụng căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng để thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay một cách tốt nhất.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã đăng kí user cho các cán bộ tín dụng trên trang www.CIC.com.vn để cán bộ có thể đăng nhập, tra cứu thông tin khách hàng cũng như cho cán bộ tham gia các buổi hội thảo ngành nghề để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế tài chính cũng như có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các ngân hàng khác.
Khi khai thác các nguồn thông tin khác, cán bộ tín dụng cũng đánh giá tính khớp đúng so với thông tin được khách hàng cung cấp, uy tín của khách hàng trên thị trường, các mối quan hệ của khách hàng…
Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn
Căn cứ thông tin nhu cầu tín dụng của khách hàng, cán bộ tín dụng ở BIDV Sơn Tây kiểm tra tính phù hợp giữa nhu cầu vay vốn với các danh mục đăng ký kinh doanh của khách hàng; tìm hiểu các nguồn thu để trả nợ gốc, lãi, các nội dung liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng, đến phương án vay vốn và trả nợ, đến tài sản đảm bảo tiền vay…
Từ phương pháp này, cán bộ tín dụng có thể nhận biết được rủi ro lựa chọn, rủi ro giao dịch.
2.2.1.2. Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Chi nhánh chưa có công cụ đo lường chi tiết từng loại rủi ro tín dụng mà chỉ đo lường chung chung dựa vào cảm tính của cán bộ khách hàng, từ đó gây khó khăn cho việc ra quyết định cho vay và nhận biết rủi ro.
Hiện nay, BIDV Sơn Tây áp dụng mô hình đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quy định về
xếp hạng khách hàng thể nhân ngày 2/10/2011 do BIDV ban hành. Từ bảng 2.6 ở trên ta sẽ có được kết quả tương ứng với bảng sau để đánh giá khả năng cho vay đối với một đối tượng khách hàng.
Bảng 2.4: Kết quả xếp hạng khách hàng
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro
91 - 100 AAA Rủi ro thấp 81 – 91 75 - 81 AA A Rủi ro thấp 70 - 75 BBB Rủi ro trung bình 65 - 70 BB Rủi ro trung bình 60 - 65 B Rủi ro cao 55 – 60 50 - 55 CCC CC Rủi ro cao 40 – 50
Ít hơn 40 C Rủi ro cao
Tại BIDV Sơn Tây công tác chấm điểm khách hàng được thực hiện song song với quá trình lập hồ sơ tín dụng đối với 100% khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng chỉ mang tính hình thức, đối phó, không phát huy được chức năng và mục tiêu hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay và quản trị rủi ro mà công tác này hướng đến.
Việc xếp hạng tín dụng không phản ánh được chất lượng tín dụng do nguồn dữ liệu để thực hiện việc xếp hạng và chấm điểm chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của CBTD.
Khoảng xếp hạng BB trở lên là có thể xem xét cho khách hàng vay được.
Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro Tỷ lệ %
91 - 100 AAA Rủi ro thấp 50% 81 – 91 75 - 81 AA A Rủi ro thấp 28% 70 - 75 BBB Rủi ro trung bình 5% 65 - 70 BB Rủi ro trung bình 7% 60 - 65 B Rủi ro cao 5% 55 – 60 50 - 55 CCC CC Rủi ro cao 3% 40 – 50 C Rủi ro cao 2%
Ít hơn 40
2.2.1.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
a) Kiểm soát rủi ro thông qua các chính sách cho vay
Định hướng cho vay: Trên cơ sơ định hướng chính sách cho vay của BIDV TW cùng với việc phân tích môi trường kinh doanh và năng lực tài chính, BIDV chi nhánh Sơn Tây điều chỉnh hoạt động theo các tiêu chí: Chỉ tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu.
b) Kiểm soát rủi ro thông qua quy trình cho vay
BIDV chi nhánh Sơn Tây áp dụng quy trình tín dụng của BIDV TW. Quy trình tín dụng tại BIDV được bắt đầu khi cán bộ tín dụng gặp gỡ và tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi nhân viên làm thủ tục tất toán hồ sơ vay cho khách hàng, có thể được mô tả như sau:
Gặp gỡ khách hàng và đánh giá sơ bộ Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng
Thẩm định và lập tờ trình thẩm định Phê duyệt và quyết định cho vay Hoàn chỉnh thủ tục cho vay Giải ngân
Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng tiền vay Điều chỉnh khoản vay
Quản lý khoản vay, thu hồi nợ Tất toán khoản vay
c) Kiểm soát rủi ro thông qua quy chế cho vay
Việc xác định nhóm khách hàng có liên quan còn mang tính chủ quan, không chính xác, chủ yếu dựa trên thông tin khách hàng cung cấp; hoặc CBTD cố tình khai báo không chính xác.
d) Kiểm soát rủi ro trong cho vay thông qua quy chế bảo đảm tiền vay
và quy trình định giá TSĐB
Việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo do phòng quản lý rủi ro kết hợp với cán bộ kinh doanh đối với những món vay có giá trị thấp, với những món vay có giá trị
lớn thì sẽ kết hợp thêm với người phê duyệt hồ sơ tín dụng đi cùng để theo dõi, quản lý thực hiện nên xác suất rủi ro trong thẩm định tài sản thấp hơn, gía trị TSĐB sát với giá trị thực của tài sản.
Việc định giá phải trên cơ sở khách quan, chính xác, kịp thời.
Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó. Trong trường hợp tài sản thế chấp là bất động sản có vật phụ thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá trị của tài sản thế chấp.
Cán bộ định giá phải từ chối định giá và báo cáo tổ định giá để cử người khác thay thế khi có quan hệ với chủ tài sản hoặc bên vay về quan hệ huyết thống, bạn bè thân thiết, quan hệ kinh tế…để đảm bảo tính vô tư, khách quan khi định giá.
Trong thời gian đảm bảo tiền vay, tối đa 6 tháng 1 lần đối với động sản và tối đa 12 tháng 1 lần đối với bất động sản, tổ định giá phải tiến hành kiểm tra đánh giá lại tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định. Giá trị tài sản sau khi đánh giá lại nếu không đảm bảo tỷ lệ cho vay theo quy định thì yêu cầu khách hàng phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo khác hoặc đơn vị kinh doanh yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn phần dư nợ không được đảm bảo.
Trường hợp định giá vượt khả năng của Phòng quản lý rủi ro, nếu không kiến nghị nhờ sự giúp đỡ của TW thì có thể đề xuất Ban tổng giám đốc thuê cơ quan thẩm định giá bên ngoài.
e) Kiểm soát các nguồn gây rủi ro
Hiện tại, Chi nhánh đang sử dụng các biện pháp để kiểm soát nguồn gây rủi ro tín dụng, các biện pháp này có thể được xem là tiêu chí để đánh giá năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro tín dụng như sau:
Đối với rủi ro từ khách hàng
Chi nhánh thu thập và cập nhật thông tin đối với mỗi đối tượng khách hàng bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính, khả năng cạnh tranh, lợi thế kinh doanh và tình hình tài sản đảm bảo. Nguồn thông tin có được từ khách hàng cung cấp, cơ quan chủ quản nhà nước, trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, báo đài, internet…và các thông tin lưu trữ tại Chi nhánh. Qua đó giúp cho CBTD có thể phát hiện những nguy cơ có thể gây ra rủi ro và đưa ra quyết định đúng đắn, kịp
thời trong việc cấp tín dụng. Tuy nhiên việc thu thập, phân tích đánh giá thông tin phục vụ cho việc cảnh báo rủi ro tùy thuộc vào kỹ năng phân tích, sự nhận định và khả năng dự báo của CBTD.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tập trung chủ yếu vào các bước kiểm trả trước và trong khi cho vay, còn đối với kiểm tra sau khi cho vay được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và chặt chẽ.
Đối với việc xử lý vi phạm của khách hàng căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm để xử lý như: thu hồi nợ trước hạn, hạn chế cho vay để giảm dần dư nợ và biện pháp cuối cùng chấm dứt cho vay.
Đối với nguồn rủi ro từ nhân viên
Chi nhánh thực hiện tuyển dụng nhân viên theo quy định của BIDV. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính có hạn nên chi nhánh chưa tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới một cách chuyên nghiệp. Các đợt tập huấn chỉ được triển khai khi có sự thay đổi, bổ sung trong các quy định, quy trình nghiệp vụ cũng như các chính sách của BIDV
Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng có tuổi đời trẻ, kinh nghiệm thực tế còn thiếu cho nên không thể nắm bắt toàn bộ hoạt động của khách hàng để kiểm soát các khoản vay một cách đầy đủ và chặt chẽ. Đây là thực trạng và bài toán khó tại