Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 46 - 51)

1.3.3 .1Các yếu tố thuộc về khách hàng

1.3.3.2 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh

- Môi trường chính trị: Môi trường chính trị ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Tình hình chính trị xã hội không ổn định thì không chỉ riêng các KHCN mà cả các ngân hàng thương mại cũng khó có thể yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Nếu bất ổn về chính trị, KHCN thường có xu hướng hạn chế tiêu dùng, không mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể giảm thu nhập, thay đổi chỗ ở, chỗ làm làm ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý: Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh bởi các quy định của Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Khi những văn bản pháp luật, các quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ là hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động cho vay nói chung và công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN nói riêng.

Quản trị rủi ro tín dụng nói chung hay trong cho vay KHCN nói riêng chịu sự ảnh hưởng của hiệu quả quản lý của các cơ quan pháp luật các cấp. Hiện tại, các văn bản luật hướng dẫn triển khai thực hiện chưa rõ ràng và còn nhiều chồng chéo. Ví dụ những quy định trong cưỡng chế thu hồi nợ, NHTM không được tự ý xử lý tài sản đảo bảo nợ vay mà phải qua cơ quan quyền lực của Nhà nước, điều này dẫn đến sự chậm chạp trong xử lý nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng của ngân hàng, ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác. Sự ổn định hay bất thường, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.Cho vay KHCN có tính nhạy cảm rất cao đối với những biến động của môi trường kinh tế. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm và mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu KHCN sẽ tăng lên, cho vay KHCN của NHTM có cơ hội phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn KHCN chỉ mong muốn đảm bảo được cuộc sống ở mức bình thường mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn.

- Môi trường văn hóa - xã hội:

+ Thái độ, thói quen tiêu dùng: Nhân tố này có tác động đáng kể đến cho vay KHCN. Cụ thể là quyết định của người tiêu dùng. Ở Việt Nam, một NHTM có thể

phát triển được hoạt động cho vay của mình nếu ở cùng dân cư có nhu cầu chi tiều nhiều vào việc mua sắm các tài sản có giá trị hoặc đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu. Do đó, NHTM sẽ khó khăn trong việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tâm lý gánh nợ khi vay vốn ngân hàng. Vì vậy, nếu NHTM muốn xây dựng chiến lược phát triển khách hàng các nhân nhất thiết phải nghiên cứu tiêu dùng ở địa phương đó, đồng thời đưa ra các giải pháp một cách phù hợp, từ đó có chính sách quản trị rủi ro đối với cho vay KHCN phù hợp.

+ Trình độ dân trí: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Ở những địa bàn có trình độ dân trí cao, người ta sẽ chú ý đến các dịch vụ của ngân hàng, có nhu cầu tiêu dùng nhiều sản phẩm cao cấp hơn, nhận thức được nghĩa vụ và thực hiện trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hơn… Từ đó ngân hàng sẽ quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn và phát triển, mở rộng hoạt động tín dụng tốt hơn.

+ Yếu tố xã hội: Như quy mô dân số, mật độ dân cư, tháp dân số, kết cấu dân số, trật tự an toàn xã hội,… ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ cho vay giữa ngân hàng với KHCN. Thông thường nơi nào tập trung nhiều những người có địa vị xã hội thì mới có cơ hội phát triển mạnh cho vay KHCN vì họ có thu nhập cao và ổn định, họ cũng nhận thức được những tiện lợi mà cho vay KHCN mang lại. Còn nơi nào tập trung những người lao động chân tay thì khó phát triển cho vay KHCN vì những người này thường có xu hướng tích trữ tiền tại ngân hàng, vì vậy đây được xem là nguồn cung tín dụng không những đối với tín dụng thương mại mà còn đối với cho vay KHCN.

- Môi trường cạnh tranh và hợp tác: Nền kinh tế của một đất nước càng phát triển thì càng có nhiều ngân hàng cùng tồn tại, và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau là điều tất yếu. Sự cạnh tranh này ảnh hưởng đến thị phần cho vay của mỗi ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Tuy vậy, cũng nhờ có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau mà hoạt động tín dụng cũng như sản phẩm dịch vụ tại mỗi ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú.

1.4 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại một số Ngân hàng thương mại và bài học đối với BIDV Sơn Tây

1.4.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại một số Ngân hàng thương mại

a. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội:

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Bên cạnh đó, Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các KHCN cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, KHCN có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro, nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạ động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ

quyền

b. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB Thăng Long

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB Thăng Long có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đợn vị kinh doanh - Đơn vị quản lý - Kiểm toán nội bộ) giúp VIB Thăng Long tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB Thăng Long đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.

c. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank chi nhánh Cầu Giấy

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm

Đồng thời, HDBank Cầu Giấy đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ)

góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w