2.2.1 .Nội dung quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay KHCN tại BIDV Sơn Tây
2.2.1.1 .Công tác nhận diện rủi ro
BIDV chi nhánh Sơn Tây chưa xem xét, thống kê được tất cả các nguồn rủi ro đã và đang xảy ra cũng như dự báo những rủi ro mới có thể xuất hiện. Vì vậy việc bỏ sót hoặc không có biện pháp kiểm soát thích đáng các yếu tổ rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay tại Chi nhánh, nhận dạng rủi ro cho vay chủ yếu được thực hiện thông qua các phương pháp:
a. Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính
Vì cho vay khách hàng cá nhân có đặc điểm khác biệt so với cho vay khách hàng doanh nghiệp là không có các thông tin, số liệu được chứng thực về tình hình tài chính kinh doanh như báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế... Nên chủ yếu Ngân hàng BIDV là phân tích theo cảm tính, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, chỉ sử dụng được các thông tin tài chính như: thu nhập, tra cứu thông tin CIC...
Hiện nay, BIDV chi nhánh sơn Tây có áp dụng chương trình phần mềm lập bảng xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho vay cá nhân. Khi có thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ đăng nhập vào phần mềm “ Xếp hạng tín dụng nội bộ” để điền hết các thông tin cần thiết vào cột giá trị, hệ thống sẽ tự tính ra điểm xếp hạng theo các trọng số quy định theo bảng 2.5 như sau:
THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ XẾP HẠNG CÁ NHÂN
Tên KH: Xếp loại KH:
Mã KH: Xếp loại rủi ro Giấy tờ tùy thân: Tổng dư nợ:
Loại giấy tờ: Đánh giá về khách hàng: Loại hình vay:
I. ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG CÁC CHỈ TIÊU Tỷ trọng Giá trị Điểm số Điểm số* Tỷ trọng
Thông tin về nhân thân 30%
Tuổi 20%
Trình độ học vấn 18% Lý lịch tư pháp 4% Tình trạng sức khỏe của KH 4% Tình trạng chỗ ở hiện tại 10% Đánh giá của cán bộ tín dụng về gia cảnh
khách hàng so với mặt bằng chung của vùng 5% Thời gian lưu trú trên đại bàn hiện tại (thuộc
khu vực quản lý của Chi nhánh) 7% Tình trạng hổn nhân 5% Số người trực tiếp phụ thuộc về kinh tế vào
người vay 12%
Tình trạng nhân thân của người thân trong
gia đình 3%
Giá trị hợp đồng bảo hiểm nhân thọ so với
dư nợ hiện tại 12% Khả năng trả nợ của người đi vay 45% Loại hình cơ quan đang công tác 2% Triển vọng phát triển của doanh nghiệp
người vay đang công tác 5% Thời gian làm trong lĩnh vực chuyên môn
hiện tại 5%
Thời gian làm công việc hiện tại 2% Rủi ro nghề nghiệp (thất nghiệp, tai nạn
nghề nghiệp, nhân mạng...) 8% Tính chất của công việc hiện tại 8% Hình thức thanh toán lương 5% Hình thức hợp đồng lao động 10% Đánh giá uy tín của người vay trong doanh
nghiệp 2%
Quan hệ của khách hàng đối với các cá nhân
tổ chức khác 2%
người đồng trả nợ
Mức thu nhập ròng ổn định hàng tháng của
người vay 6%
Tỷ lệ giữa thu nhập ròng ổn định (chỉ tiêu 2) và số tiền phải trả trong kỳ (gốc+lãi) theo kế hoạch trả nợ áp dụng với lãi gốc trả định kỳ
22%
Đánh giá của cán bộ tín dụng về khả năng
trả nợ của KH 6%
Tổng thu nhập của người thân có khả năng
trả nợ thay 2%
Tình hình trả nợ gốc và lãi với các tổ chức tín dụng khác trong 12 tháng qua (Từ thời điểm đánh giá)
10%
Quan hệ với Ngân hàng
Đánh giá phương án kinh doanh 25% Tỷ lệ vốn tự có của người vay tham gia vào
phương án đầu tư 25% Kinh nghiệm của người vay trong lĩnh vực
tham gia đầu tư 12% Tính khả thi của phương án đầu tư theo đánh
giá của cán bộ tín dụng 18% Đánh giá rủi ro gián đoạn hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DN trong ngành do tác động của các yếu tố tự nhiên trong 6 tháng qua
10%
Tính ổn định của thị trường đầu ra 10% Biên độ biến động giá cả của nguyên vật
liệu, sản phẩm đầu vào trong 12 tháng vừa qua
10%
Tuy phương pháp này phần lớn là dựa vào thông tin phi tài chính nhưng cũng giúp cán bộ tín dụng của BIDV Sơn Tây có thể nhận diện được rủi ro lựa chọn, rủi ro chủ quan nếu như cán bộ tín dụng phân tích thật chi tiết, kĩ càng.
Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng
Để tiếp nhận một hồ sơ tín dụng, cán bộ tín dụng của BIDV Sơn Tây đã tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng như tư cách đạo đức, sức khỏe, thiện chí trả nợ và nguồn thu nhập để trả nợ...
Cán bộ tín dụng căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể của khách hàng để thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay một cách tốt nhất.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã đăng kí user cho các cán bộ tín dụng trên trang www.CIC.com.vn để cán bộ có thể đăng nhập, tra cứu thông tin khách hàng cũng như cho cán bộ tham gia các buổi hội thảo ngành nghề để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế tài chính cũng như có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các ngân hàng khác.
Khi khai thác các nguồn thông tin khác, cán bộ tín dụng cũng đánh giá tính khớp đúng so với thông tin được khách hàng cung cấp, uy tín của khách hàng trên thị trường, các mối quan hệ của khách hàng…
Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn
Căn cứ thông tin nhu cầu tín dụng của khách hàng, cán bộ tín dụng ở BIDV Sơn Tây kiểm tra tính phù hợp giữa nhu cầu vay vốn với các danh mục đăng ký kinh doanh của khách hàng; tìm hiểu các nguồn thu để trả nợ gốc, lãi, các nội dung liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng, đến phương án vay vốn và trả nợ, đến tài sản đảm bảo tiền vay…
Từ phương pháp này, cán bộ tín dụng có thể nhận biết được rủi ro lựa chọn, rủi ro giao dịch.