Sơn Tây
2.2.2.1. Hệ số thu nợ
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu do BIDV Sơn Tây cung cấp
Hệ số thu nợ là chỉ số phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng, hệ số thu nợ thể hiện số vòng quay đồng vốn cho vay của Ngân hàng. Hệ số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng góp phần đánh giá hiệu suất công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Nhìn chung hệ số thu nợ của Chi nhánh trong giai đoạn 2017 -2019 là rất cao, trung bình trên 90%, cao nhất là năm 2019 106%. Qua đó thể hiện hiệu quả trong công tác quản lý và thu hồi nợ của Chi nhánh.
2.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (Bổ sung them tỷ lệ nợ quá hạn)
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi…) là khoản nợ mà KH đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với NH khi cam kết này hết hạn, tình hình tài chính KH đã và đang có chiều hướng xấu, hay TSĐB được đánh giá là giá trị thấp… sẽ khiến NH gặp phải những khó khăn khi thu hồi nợ và lãi. Vì vậy tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện sự khó khăn mà NH phải đối mặt càng lớn.
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng dư nợ 1.533.675 1.714.305 1.564.841
Số dư nợ xấu 3.578 4.336 26.560
Nợ xấu/ Tổng dư nợ 0.23 0.25 1.70
Giá trị tăng, giảm 758 22.224
Tỷ lệ tăng, giảm (%) 21,19 512,55
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu do BIDV Sơn Tây cung cấp
Nhận xét:
Giai đoạn 2017 – 2018 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh rất cao, trên 3.5%, nhưng với những cố gắng và nỗ lực của toàn chi nhánh đã đưa tỷ lệ này về mức rất an toàn, năm 2017 là 0.23%, đến năm 2018 là 0.25%, tuy nhiên đến năm 2019, với sự khó khăn chung của nền kinh tế nên tỷ nợ xấu của Chi nhánh đã có sự tăng mạnh lên đến 1,7%. Nguyên nhân tăng ở đây xuất phát từ nhiều phía, đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy sự tăng nhanh của tổng dư nợ xấu, tăng đến 512.55 % so với năm 2017, đạt mức 26,56 tỷ đồng, nợ xấu tăng không những do sự tác động tiêu cực của nền kinh tế mà còn do sự thay đổi trong cách phân loại và đánh giá nợ của Chi nhánh, trước đây Chi nhánh phân loại nợ theo thời gian quá hạn (điều 6) còn bây giờ Chi nhánh đã áp dụng phân loại nợ theo phương pháp định tính (điều 7), với những quy định khắt khe hơn, nên rất nhiều khoản nợ trước đây thuộc nhóm 1, nhóm 2 bây giờ đã bị đẩy xuống nhóm 3, nhóm 4, chính vì vậy đã làm nợ xấu tăng cao. Bên cạnh đó ta cũng thấy tổng dư nợ của năm 2019 cũng giảm so với năm 2018, do đó cũng góp phần làm tỷ lệ nợ xấu cao. Tuy tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, nhưng hoàn toàn không phải do chất lượng hoạt động của Chi nhánh giảm sút mà do thực hiện theo những điều khoản mới. Vì vậy, đây không phải là điều đáng lo ngại của Chi nhánh.
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây
2.3.1. Những kết quả đạt được -Về mặt cơ cấu tổ chức:
Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Hội sở chính và các đơn vị thành viên đã được thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới như thành lập các Hội đồng quản lý tài sản nợ - có, ban quản lý rủi ro. Đồng thời, việc đổi mới mô hình tổ chức kiểm tra kiểm soát cho phù hợn với Luật sửa đổi và bổ sung Luật tổ chức cho vay đã góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát.
-Từng bước áp dụng sổ tay cho vay trong đó quy định về chính sách cho vay quy định về thẩm quyền phê duyệt đã phần nào đảm bảo đưa hoạt động cho vay BIDV chi nhánh Sơn Tây phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế. Các nội dung khác trong Sổ tay cho vay như cơ cấu bộ máy cho vay, quy trình cho vay, chính sách khách hàng, định giá tiền vay, quy chế cho vay, tài sản đảm bảo, quản lý rủi ro cho vay đã tiến gần đến với thông lệ quốc tế, xác định rõ công việc của từng người, từng bộ phận cũng như trách nhiệm của từng người, từng bộ phận thực hiện công việc, qua đó giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng cho vay.
Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế vẫn còn một khoảng cách rất xa để có thể áp dụng sổ tay cho vay thực sự đi vào cuộc sống.
- Ngân hàng BIDV Sơn Tây đã thực hiện giao giới hạn cho vay cho các phòng Giao dịch đảm bảo việc kiểm soát tăng trưởng cho vay, nâng cao hiệu quả, chất lượng cho vay. Giới hạn cho vay là mức dư nợ tối đa trong mọi thời điểm trong năm mà các phòng Giao dịch không được phép vượt qua. Việc giao giới hạn cho vay cho các phòng Giao dịch dựa trên chất lượng, hiệu quả của hoạt động cho vay của từng chi nhánh nên đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng cho vay ở chi nhánh có chất lượng cho vay cao, hạn chế tăng trưởng cho vay ở các Phòng Giao dịch có chất lượng cho vay thấp. Hơn nữa, việc giao giới hạn cho vay còn nhằm mục đích trong giới hạn được giao các chi nhánh sẽ lựa chọn những khách hàng tốt để cấp cho vay.
-Đảm bảo các quy định về an toàn cho vay: được ghi trong Luật các tổ chức cho vay và trong các quyết định của Ngân hàng Nhà nước mà mới đây nhất là quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức cho vay. Cụ thể: các trường hợp cấm ngân hàng
không được tài trợ; tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức cho vay; tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức cho vay; tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức cho vay.
-Cơ cấu cho vay có sự chuyển biến tích cực:
+Cơ cấu cho vay theo loại hình khách hàng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước (loại hình doanh nghiệp có nợ xấu cao nhất), tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phi nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.
+Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn; tăng tỷ trọng cho vay thương mại và giảm dần tỷ trọng cho vay chỉ định và theo KHNN. Điều này có nghĩa quan trọng vì việc tách bạch giữa cho vay thương mại và chỉ định là một trong những yêu cầu của ngân hàng thế giới và điều này sẽ giúp BIDV chi nhánh Sơn Tây hướng tới một ngân hàng hiện đại trong tương lai.
+Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay nhìn chung các chi nhánh có thận trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, củng cố tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.
-Quy trình cho vay của BIDV Sơn Tây đã được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế, giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng cho vay, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình cho vay. Quy trình cho vay đã giúp cho các CBTD khi xem xét cho vay thực hiện phân tích đủ 5C, thực hiện giải ngân đúng, tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay và cuối cùng là thu hồi nợ vay.
-Công tác kiểm tra nội bộ đã được đổi mới, kiện toàn qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm tra nội bộ thực hiện chương trình mục tiêu tái cơ cấu ngân hàng. Hoạt động kiểm tra nội bộ được củng cố, tăng cường bộ máy cả về số lượng và chất lượng từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên đã tích cực góp phần vào việc kiểm soát và nâng cao chất lượng đối với hoạt động cho vay, bảo lãnh.
-Xử lý nợ xấu: Việc xử lý nợ xấu được tiến hành theo trình tự thích hợp.Tại các chi nhánh việc nhận diện, lên phương án và biện pháp xử lý cũng đã được nghiên cứu thực hiện, do vậy việc xử lý nợ xấu được tiến hành một cách bài bản, đúng trình tự và đảm bảo tuân thủ theo pháp luật.
+Đối với nợ tồn đọng chỉ định: 4 năm qua ngân hàng đã thu được 1.200 tỷ nợ chỉ định tồn đọng. Phối hợp chặt chẽ với đoàn liên bộ, trình Chính phủ xử lý 418,6 tỷ đồng nợ tồn đọng chỉ định không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng thu.
+Đối với nợ tồn đọng thương mại: Tổng số đã xử lý là 856 tỷ đồng (100% tổng số nợ tồn đọng cần xử lý) được xử lý bằng các biện pháp sau:
Đối với nợ tồn đọng nhóm 1 (nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo) và nhóm tồn đọng nhóm 3 (nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động) các biện pháp xử lý là:
Xử lý tài sản: 21.3 tỷ đồng (3%) Giãn nợ, đánh giá lại nợ: 30 tỷ đồng (4%) Thu nợ (khách hàng trả): 243 tỷ đồng (34%) Bằng quỹ dự phòng rủi ro: 385 tỷ đồng (55%)
Đối với nợ nhóm 2 (nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi nợ): 150 tỷ đồng thì Ngân hàng tận thu hồi được 18 tỷ đồng và hoàn thiện hồ sơ báo cáo NHNNVN để trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho xoá nợ là 132 tỷ đồng.
Với tất cả những kết quả đạt được trên đây đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm gần đây được giữ ở mức 3%. Đây là kết quả thể hiện
sự cố gắng của Ngân hàng trong tiến trình tiến tới một ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.