.Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 82 - 87)

* Nguyên nhân thuộc về BIDV chi nhánh Sơn Tây

Thứ nhất, trong một thời gian dài, Hội sở chính luôn giao mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay cho các chi nhánh với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25- 30%/năm và coi đây là một chỉ tiêu thi đua đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch

của chi nhánh; thậm chí còn có chủ trương những chi nhánh nào có mức dư nợ dưới 300 tỷ đồng thì sẽ sát nhập vào các chi nhánh khác. Hậu quả là các chi nhánh đã chấp nhận những khoản cho vay có chất lượng thấp để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng và tránh bị “ xoá sổ”. Chiến lược này đến nay đã phản tác dụng, nợ xấu gia tăng ngày một nhiều khi NH chuyển sang chính sách thắt chặt cho vay, thắt chặt các điều kiện tiêu chuẩn vay vốn, thay vì giao mức tăng trưởng như trước kia thì nay khống chế mức tăng trưởng không được vượt trần hay không được vượt giới hạn cho vay do Hội sở chính giao.

Thứ hai, một thời gian dài có chế chính sách lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm như: thưởng, phạt, trách nhiệm đến cùng về tài sản và luật pháp đối với các khoản cho vay của các cá nhân hoạt động cho vay cho vay đưa đến rủi ro, thất thoát vốn.

Thứ ba, nguồn lực cán bộ cho vay bất cập so với yêu cầu, chất lượng cán bộ làm công tác cho vay còn hạn chế do ít kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống đã ăn sâu, chưa chuyển dịch theo cơ chế thị trường, dẫn đến nhận thức trách nhiệm quyền hạn trong hoạt động cho vay chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý cho vay khá nặng nề; thực hiện soản thảo, thiết kế chính sách văn bản chế độ còn yếu. Việc thẩm định và quyết định cho vay ở một số phòng Giao dịch chưa chặt chẽ, chất lượng chưa cao, chưa đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, năng lực tài chính và khả năng thực hiện dự án của người vay, đến nay, kinh doanh thua lỗ khó có khả năng trả nợ, ngoài ra trong quá trình xét duyệt cho vay, giải ngân,…còn có những vi phạm.

Thứ tư, ở một số phòng Giao dịch, việc chấp hành các hạn mức về cho vay còn chưa tuân thủ triệt để, vi phạm mức phán quyết, không thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện uỷ nhiệm của Hội sở chính. Việc quản lý vốn vay không chặt để KHCN quay vòng vốn, sử dụng vốn sai mục đích.

Thứ năm, công tác quản trị rủi ro cho vay chưa được tiến hành một cách bài bản, nghiêm ngặt; rủi ro cho vay chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ,chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Thứ sáu, mặc dù có triển khai xây dựng chiến lược và chính sách cho vay nhưng thực chất chưa thực sự quan tâm, chưa tổ chức nghiên cứu để xây dựng được một chính sách cho vay hiệu quả.

Thứ bảy, chưa tạo được quyền lực thực sự của bộ phận kiểm soát cho vay độc lập, nhiều kiến nghị của bộ phận kiểm soát cho vay độc lập không được các chi nhánh chỉnh sửa kịp thời nhưng cũng không có chế tài nào để chấn chỉnh chi nhánh. Ở chi nhánh Sơn Tây bộ phận kiểm soát cho vay độc lập bị vô hiệu hoá, tiếng nói của bộ phận này không được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm.

* Nguyên nhân ngoài BIDV Sơn Tây

Thứ nhất, nợ xấu phát sinh do thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh , …Đây là những nguyên nhân gây ra nợ xấu vượt ra ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của bản thân ngân hàng và cả các con nợ. Là nước kinh tế thuần nông, tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành hàng sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp chiếm tỷ trọng không nhỏ, lại nằm trongkhu vực chịu ảnh hưởng của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm nước ta phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai. Đây là những rủi ro bất khả kháng, khó đón lường trước hết rủi ro.

Thứ hai, sự biến động thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của các doanh nghiệp trong kinh doanh khi mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến động giá cả thị trường, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản không còn khả năng trả nợ hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ.

Thứ ba, các nguyên nhân về phía khách hàng:

+ Nhiều khách hàng có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, giá thành sản xuất cao, sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn cho vay. Vấn đề ở đây là sự việc kéo dài trong nhiều năm, các cá nhân và hộ gia đình hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thua lỗ kéo dài dẫn đến việc không thể hoàn trả được các khoản nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử lý nhất và nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này.

+Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.

+ Tình hình tài chính của nhiều cá nhân không minh bạch, gây ra khó khăn trong việc thẩm định đánh giá KHCN. Khi xét duyệt cho vay, việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của KHCN chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của KH do khách hàng cung cấp các thông tin tài chính không trung thực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu và phân tích các vấn đề như:

Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV CN Sơn Tây, sơ đồ tổ chức, quy mô Ngân hàng.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của BIDV CN Sơn Tây từ năm 2017 đến năm 2019; phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN,

Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN , tác giả đã đưa ra ý kiến đánh giá ưu nhược điểm của từng khâu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cùng với nguyên nhân của những yếu kèm cần khắc phục.

Những vấn đề được nêu lên ở chương 1 và chương 2 là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của BIDV CN Sơn Tây đến năm 2021

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w