KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đh kinh tế huế (Trang 60 - 64)

1. Kết luận

Câu chuyện tự chủ đại học trong các trường đại học công lập ở Việt Nam giờ đây không còn là câu chuyện mới. Việc tự chủ trong đại học mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các trường. Các trường giờ đây có nhiều bài toán về chất lượng đại học, tổ chức đào tạo, quản trị tài chính,… Trong đó, nội dung cốt lõi của đại học vẫn là đảm bảo chất lượng đào tạo. Chính chất lượng dịch vụ đào tạo sẽ là tiền đề của mọi hoạt động của ngôi trường đó. Làm thế nào để sinh viên hứng thú và học tập hiệu quả? Làm thế nào để sinh viên ngày càng tiến bộ?. Đó là những câu hỏi mà các nhà quản lý, giảng viên quan tâm.

Trong thời gian thực tập tại phòng ĐTĐH – Trường Đại học Kinh tế Huế và khoảng thời gian học tập tại đây, tác giả nhận thấy đây là ngôi trường học uy tín, tin cậy và học hỏi được rất nhiều điều. Tuy nhiên, nhà trường cũng còn nhiều nội dung cần được cải thiện và thay đổi, đặc biệt là những nội dung về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của giảng viên. Chất lượng dịch vụ sẽ tốt lên nếu như có sự cố gắng, nỗ lực giữa nhà trường và sinh viên với nhau.

Bài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả:

 Hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến nội dung đề tài.

 Dựa trên những số liệu về tình hình học tập và số lượng sinh viên bị nhắc nhở, khiển trách, tác giả đã đánh giá được thực trạng chung về học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế.

 Thực hiện được hoạt động khảo sát đối với sinh viên về đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Huế.

 Đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chất lượng dịch vụ đào tại tại cơ sở thực tập.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà trường

- Tạo điều kiện để SV học tập trong môi trường tốt nhất. Môi trường tốt sẽ phục vụ nhu cầu của SV và tạo sự tin tưởng cho nhà trường.

- Nhà trường cũng nên có các hoạt động hỗ trợ giảng viên để giảng viên có thêm động lực làm việc và sự cống hiến.

- Nhà trường nên đầu tư thêm về cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy của sinh viên và giảng viên như hệ thống Wifi, nhà xe, máy chiếu, quạt,…

-Nhà trường cũng nên tạo điều kiện để sinh viên phát huy các năng lực của mình bằng sự hỗ trợ cho sinh viên về các chứng từ, kết nối doanh nghiệp, các cuộc thi sáng tạo,…

- Đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động và cũng nhau chia sẻ những khó khăn, vất vả với sinh viên.

2.2. Đối với các phòng, ban

- Thống nhất cũng nhau thực hiện các chương trình, kế hoạch cho SV. - Hỗ trợ giải quyết các vấn đề cho SV một cách thấu đáo.

- Đơn giản, đồng nhất các thủ tục hành chính.

- Thông báo kịp thời các vấn đề chung để SV cập nhật.

2.3. Đối với Khoa Quản trị kinh doanh

- Phối hợp với các phòng, ban để cùng nhau thực hiện các chương trình, kế hoạch cho SV.

- Tạo ra các sân chơi chuyên ngành để khuyến khích tinh thần học hỏi và nâng cao kiến thức cho SV.

- Tổ chức các buổi chia sẻ, workshop về các kiến thức, kỹ năng cho SV.

- Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp để SV có cơ hội trải nghiệm thực tế làm việc tại DN và có cơ hội áp dụng các kiến thức thực tế vào môn học.

2.4. Đối với giảng viên

- Liên tục cải thiện kiến thức chuyên môn và thực tế, điều chỉnh cách truyền đạt để SV dễ dàng tiếp thu hơn.

- Đánh giá công bằng, giải đáp những thắc mắc, khiếu nại cho SV. - Đối với cố vấn học tập nên gần gũi với lớp hơn.

2.5. Đối với sinh viên

- SV tuân thủ các quy định, nội quy của nhà trường.

- Tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường, Đoàn, Hội và các câu lạc bộ, đội, nhóm.

- Tích cực đóng góp vào ý kiến chung để góp phần thay đổi, nâng cao CLDVĐT tại trường ĐH Kinh tế Huế.

3. Hạn chế của đề tài

Do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài nên mặc dù đánh giá chất lượng của trường Đại học Kinh tế Huế những chỉ tập trung khảo sát sinh viên ngành Marketing, ngành của tác giả đang học. Phương pháp chọn mẫu phân tầng tỷ lệ nên không khảo sát tất cả sinh viên trong ngành. Trong quá trình thực hiện đề tài này cũng không thể hiện hết những đánh giá thực sự sâu từ phía sinh viên.

Đề tài đưa ra những biện pháp chung cần có sự phối hợp giữa các bên, cần có sự đồng ý của nhiều phòng, ban và các cá nhân cùng nhau thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình Marketing căn bản, trường Đại học Kinh tế Huế.

[2] Nguyễn Thị Thúy Đạt (2019), Slide bài giảng “Marketing dịch vụ”.

[3] Nguyễn Đình Thọ (2011) - “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”, NXB Lao Động – Xã Hội.

[4] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) – “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”,trường ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức.

[5] Philip Kotler (2012) – “Principles of Marketing”.

[6] Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) (2013) – “Definition of Marketing”. [7] Joseph Juran & Frank Gryna, Armand Feigenbaum (1945), American Society for Quality, Gronroos (1984) về chất lượng.

[8] Parasuraman và cộng sự (1985) - mô hình SERQUAL [9] Cronin và Taylor (1992) - mô hình SERPERF

[10] Brogowicz và cộng sự (1990)- Mô hình tổng hợp dịch vụ

[11] Võ Nguyên Khanh (2011) - “Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO tại Ủy ban nhân dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

[12] Phạm Thị Liên (2016) - “Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học Trường hợp Trường Đại học Kinh tế” , Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 32, số 4.

[13] Theo Nguyễn Thị Bích Trâm (2017) - “Nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng”

[14] Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu(2013) - “Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường ĐH Cần Thơ giai đoạn năm 2012-2013”, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Cần Thơ,

[15] Nguyễn Đức Chính (2002) - Quan điểm về chất lượng giáo dục đại học. Các trang web:

1. Trang hce.edu.vn 2. Trang Wikimedia

3. http://www.bishamschool.net

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đh kinh tế huế (Trang 60 - 64)