Đánh giá của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại trường ĐH Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đh kinh tế huế (Trang 43 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3. Đánh giá của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại trường ĐH Kinh tế Huế

tế Huế

Cặp giả thuyết để tiến hành kiểm định trung bình tổng thể.

H0: µ= 4 (Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với các yếu tố đưa là bằng 4). H1: µ≠ 4 (Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với các yếu tố đưa ra là khác 4).

Giá trị Test Value = 4 tương ứng với mức độ đồng ý được đánh giá theo năm mức độ

như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý.

Với độ tin cậy của kiểm định là 95%, để đảm bảo các tiêu chuẩn về phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ chuẩn.

2.2.3.1. Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự tin cậy

Sự tin cậy là khả năng thực hiện những dịch vụ đã hứa một cách đáng tin cậy và chính xác.

Bảng 10: Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự tin cậy

Nội dung đánh giá

Giá trị kiểm định = 4 Giá trị trung bình Giá trị t Df Mức ý nghĩa

Giảng viên có liên hệ các kiến thức môn học với

kiến thức thực tế 3,98 -0,298 189 0,766 Giảng viên có cách thức truyền đạt dễ hiểu, sinh

động 3,58 -8,035 189 0,000 Nhà trường lưu ý, luôn cố gắng giải quyết thắc mắc

của sinh viên 3,78 -3,664 189 0,000 Nhà trường có các chương trình kết nối, giao lưu

doanh nghiệp 3,95 -0,839 189 0,403 Nguồn tài liệu chính thống, đáng tin cậy 3,95 -0,962 189 0,337

(Nguồn: Số liệu xử lý SPSS)

Kết quả phân tích chỉ ra mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố sự tin cậy. Giá trị Sig của các biến quan sát “Giảng viên có cách thức truyền đạt dễ hiểu, sinh động”, “Nhà trường lưu ý, luôn cố gắng giải quyết thắc mắc của sinh viên” <0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0: Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố sự tin cậy với hai biến quan sát trên là 4 với mức ý nghĩa 95%. Riêng biến quan sát “Giảng viên có liên hệ các kiến thức môn học với kiến thức thực tế”, biến quan sát

“Nhà trường có các chương trình kết nối, giao lưu doanh nghiệp” và biến quan sát “Nguồn tài liệu chính thống, đáng tin cậy” có giá trị Sig lần lượt là 0,766; 0,403 và 0,337. Các mức ý nghĩa này đều lớn hơn 0,05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0, chấp nhận giả thuyết H0: Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố sự tin cậy đối với ba biến quan sát vừa kể trên là 4.

Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả kiểm định vừa rồi có thể thấy, mức độ đánh giá trung bình từ 3,58 – 3,98. Trong đó, hai biến quan sát “Nhà trường có các chương trình kết nối, giao lưu doanh nghiệp” và “Nguồn tài liệu chính thống, đáng tin cậy” có mức đánh giá bằng nhau là bằng 3,95 .

Biến quan sát “Giảng viên có cách thức truyền đạt dễ hiểu, sinh động” là quan sát với mức đánh giá thấp nhất trong 5 quan sát của nhân tố Sự tin cậy (3,58), điều này cho thấy SV cần nhiều hơn sự thay đổi trong cách truyền đạt nội dung cho dễ hiểu, sinh động. Qua đó cho thấy giảng viên cần phải có nhiều sự đổi mới hơn trong cách thức truyền đạt. Khi điều tra phỏng vấn sâu, tác giả nhận được nhiều sự phản hồi về cách thức truyền đạt của giảng viên. Một số giảng viên có cách truyền đạt dễ hiểu, sinh động nhưng cũng có nhiều giảng viên có cách dạy chưa thực sự lôi cuốn, nhiều SV không cảm thấy hứng thú khi tiếp thu kiến thức. Chất lượng bài học phụ thuộc rất lớn vào kiến thức và cách truyền tải kiến thức đó cho người học, nên để đảm bảo CL DV đào tạo thì cũng cần quan tâm đến phương pháp, cách thức dạy học.

Biến quan sát “Giảng viên có liên hệ các kiến thức môn học với kiến thức thực tế” có sự đánh giá cao nhất với trung bình là 3,98. Chính vì vậy, các giảng viên nên duy trì và phát huy các kiến thức của môn học và thực tế. Kiến thức thực tế là một phần rất quan trọng, nhất là kiến thức chuyên ngành. Giảng viên có liên hệ càng sâu giúp SV nhận ra nhiều vấn đề, bài học thực tế hơn.

2.2.3.2. Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự đảm bảo

Bảng 11: Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự đảm bảoNội dung đánh giá Giá trị kiểm định = 4 Nội dung đánh giá Giá trị kiểm định = 4

Giá trị trung bình Giá trị t Df Mức ý nghĩa

Giảng viên đảm bảo lên giờ,

lịch lên lớp 4,25 4,790 189 0,000 Giảng viên sử dụng công nghệ

thông tin phục vụ cho việc giảng dạy

4,14 2,490 189 0,014

Nội dung bài giảng phát triển được sự hiểu biết của sinh viên

3,62 -7,472 189 0,000

Các kế hoạch, hoạt động được thực hiện đúng ngay từ đầu cho sinh viên

3,78 -4,094 189 0,000

Cán bộ luôn có mặt trong giờ

làm việc 4,08 1,390 189 0,166

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy rằng đánh giá của SV với nhân tố sự đảm bảo. Giá trị Sig của 4 biến quan sát “Giảng viên đảm bảo lên giờ, lịch lên lớp”, “Giảng viên sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy”, “Nội dung bài giảng phát triển được sự hiểu biết của sinh viên” và “Các kế hoạch, hoạt động được thực hiện đúng ngay từ đầu cho sinh viên” bé hơn 0,05. Điều này khẳng định ta có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 cho 4 biến quan sát vừa rồi và có thể nói rằng, đánh giá của SV là đối với 4 biến quan sát này là khác 4 với độ tin cậy 95. Riêng biến quan sát “Cán bộ luôn có mặt trong giờ làm việc” có giá trị Sig (0,166) lớn hơn 0,05 nên chưa có cơ sở bác bỏ H0: Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với quan sát “Cán bộ luôn có mặt trong giờ làm việc” trong nhân tố sự đảm bảo là 4.

Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả kiểm định vừa rồi có thể thấy, mức độ đánh giá chung từ 3,62 – 4,25. Mức đánh giá này có một vài biến quan sát lớn hơn 4, điều này cho thấy những biến đó được SV đánh giá cao. Các biến “Cán bộ luôn có mặt trong giờ làm việc”, “Giảng viên sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy”, “Giảng viên đảm bảo lên giờ, lịch lên lớp” là những biến có mức đánh giá lớn > 4 (từ 4,08 – 4,25). Biến quan sát “Giảng viên đảm bảo lên giờ, lịch lên lớp” có sự đánh giá cao nhất với trung bình là 4,25. Việc giảng viên đảm bảo lên giờ, lên lớp giúp thực hiện đúng thời khóa biểu và đảm bảo cho các tiết học được diễn ra không bị gián đoạn. Giảng viên nên phát huy điều này. Biến quan sát “Nội dung bài giảng phát triển được sự hiểu biết của sinh viên” là quan sát với mức đánh giá thấp nhất trong 5 quan sát của nhân tố Sự đảm bảo (3,62). Điều này một phần cho thấy nội dung bài giảng cần được cải thiện nhiều hơn nữa để phù hợp với SV.

2.2.3.3. Đánh giá của sinh viên với nhân tố cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của một đơn vị giáo dục có vai trò quan trọng đảm bảo nâng cao CLGD, là yếu tố để hỗ trợ cho các hoạt động của giảng viên và SV được diễn ra thuận lợi.

Bảng 12: Đánh giá của sinh viên với nhân tố cơ sở vật chấtNội dung đánh giá Giá trị kiểm định = 4 Nội dung đánh giá Giá trị kiểm định = 4

Giá trị trung bình Giá trị t Df Mức ý nghĩa

Phòng học đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ dạy học: máy chiếu, loa, quạt,…

3,65 -4,531 189 0,000

Hệ thống Internet hoạt động

tốt 2,31 -20,384 189 0,000 Khu vực nhà xe thuận lợi cho

đi lại 3,15 -10,812 189 0,000 Thư viện có các tài liệu thích

hợp với chuyên ngành 3,67 -5,346 189 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Kết quả phân tích chỉ ra mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố Cơ sở vật chất. Giá trị Sig của các quan sát “Phòng học đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ dạy học: máy chiếu, loa, quạt,…”, “Hệ thống Internet hoạt động tốt”, “Khu vực nhà xe thuận lợi cho đi lại”, “Thư viện có các tài liệu thích hợp với chuyên ngành” <0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0: Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố cơ sở vật chất là 4 với mức ý nghĩa 95%.

Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả kiểm định vừa rồi có thể thấy, mức độ đánh giá chung từ 2,31 – 3,67, mức chênh lệch giữa các nhân tố lên đến 1, 36 – mức chênh lệch khá cao, điều này cho thấy có sự đánh giá sai khác nhau của các biến. Ngoài ra, mức đánh giá từ 2,31 – 3,67 là mức đánh giá không cao, thậm chí là thấp.

Biến quan sát “Hệ thống Internet hoạt động tốt” là quan sát với mức đánh giá thấp nhất trong 4 quan sát của nhân tố Cơ sở vật chất (2,31). Nhiều SV phản ánh về tình trạng truy cập vào hệ thống Internet của trường gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cản trở đến quá trình học tập của SV: truy cập để lấy thông tin, tài liệu; trình chiếu bài thuyết trình; cập nhật thông báo; một số trò chơi, hoạt động cần truy cập mạng Internet mới có thể thực hiện được,.. Bên cạnh đó, mạng Internet không ổn định khiến cho nhiều lần bài giảng của giảng viên có sự gián đoạn. Do vậy mà có sự ảnh hưởng đến bài giảng, làm SV có thể không hiểu hết nội dung bài học. Mức đánh giá 2,31 cũng là mức đánh giá quá thấp, thể hiện sự không đồng ý của đa số SV và cần có sự thay đổi nhiều về biến quan sát này.

Biến quan sát “Khu vực nhà xe thuận lợi cho đi lại” có mức đánh giá là 3,15. Mức đánh giá này cũng chưa thực sự cao. Nhiều ý kiến SV cho rằng khu vực nhà xe, nhất là nhà xe dãy C và khu nhà B khá xa và không có mái che nên có ảnh hưởng đến SV cả trời nắng và trời mưa.

Biến “Thư viện có các tài liệu thích hợp với chuyên ngành” có sự đánh giá cao nhất với trung bình là 3,67, đây là tín hiệu khả quan hơn so với các quán sát cùng nhóm. SV đã nhận ra vai trò của đọc sách và tài liệu để phục vụ cho học tập. Tuy nhiên, mức đánh giá 3,67 cũng chưa thực sự cao nên nhà trường cũng cần lưu ý đến vấn đề này. Nhìn chung, mức độ đánh giá cho biến cơ sở vật chất khá thấp.

2.2.3.4. Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự đồng cảm

Bảng 13: Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự đồng cảm

Nội dung đánh giá

Giá trị kiểm định = 4

Giá trị trung bình Giá trị t Df Mức ý nghĩa

Giảng viên giải quyết các thắc

mắc, khiếu nại cho sinh viên 3,73 -4,581 189 0,000 Giảng viên quan tâm đến đời

sống của sinh viên 3,09 -16,197 189 0,000 Cố vấn học tập gần gũi, thân

thiện với lớp 3,70 -4,913 189 0,000 Cán bộ ân cần, giúp đỡ sinh

viên 3,55 -7,465 189 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Kết quả phân tích chỉ ra mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố sự đồng cảm. Giá trị Sig của các quan sát “Giảng viên giải quyết các thắc mắc, khiếu nại cho sinh viên”, “Giảng viên quan tâm đến đời sống của sinh viên”, “Cố vấn học tập gần gũi, thân thiện với lớp”, “Cán bộ ân cần, giúp đỡ sinh viên” <0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0: Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố sự đồng cảm là 4 với mức ý nghĩa 95%.

Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả kiểm định vừa rồi có thể thấy, mức độ đánh giá chung từ 3.09 – 3.73, mức đánh giá này cũng không cao.

Biến quan sát “Giảng viên giải quyết các thắc mắc, khiếu nại cho sinh viên” có sự đánh giá cao nhất với trung bình là 3,73. Giảng viên giải quyết các thắc mắc, khiếu nại cho SV giúp SV được thỏa mãn những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nguyện vọng, suy nghĩ. Đây cũng là cách để giảng viên nắm được tình hình của SV và có cách điều chỉnh, giải quyết cho SV.

Biến quan sát “Giảng viên quan tâm đến đời sống của sinh viên” là quan sát với mức đánh giá thấp nhất trong 4 quan sát của nhân tố Sự đồng cảm (3,09). Việc giảng viên quan tâm đến đời sống của SV sẽ giúp cho mối quan hệ thầy – trò được gắn kết

hơn. Các vấn đề bên ngoài liên quan đến đời sống SV cũng ảnh hưởng đến quá trình học tập của SV. Giảng viên thông cảm được những hoàn cảnh, đời sống của SV thì SV đỡ áp lực khi học tập.

Biến quan sát “Cố vấn học tập gần gũi, thân thiện với lớp” có mức đánh giá trung bình là 3,70. Mức đánh giá này một phần cho thấy sự quan tâm của cố vấn học tập chưa thật cao. Cố vấn học tập là giáo viên gần gũi với lớp nhất và biết được tình hình chúng của lớp. Cố vấn học tập còn là người tư vấn, giải quyết mọi khó khăn, khiếu nại cho SV. Cố vấn học tập gần gũi và thân thiện với lớp sẽ tạo không khí học tập vui vẻ hơn và mối quan hệ thầy – trò sẽ khắng khít hơn.

Biến quan sát “Cán bộ ân cần, giúp đỡ sinh viên” có mức đánh giá trung bình là 3,55. Điều này cho thấy cán bộ văn phòng cần giúp đỡ SV nhiều hơn. Cán bộ ân cần, giúp đỡ SV sẽ giúp cho SV có thể nắm bắt những thông báo, thủ tục liên quan đến SV.

2.2.3.5. Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự kịp thời

Bảng 14: Đánh giá của sinh viên với nhân tố sự kịp thời

Nội dung đánh giá

Giá trị kiểm định = 4 Giá trị trung bình Giá trị t Df Mức ý nghĩa Cán bộ hỗ trợ, giải quyết các vấn đề

cho sinh viên kịp thời 3,51 -8,506 189 0,000 Các thông tin trên website,

fanpage của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên

3,73 -4,266 189 0,000

Các đề nghị của sinh viên luôn

được giáo viên sẵn sàng hỗ trợ 3,67 -5,558 189 0,000

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Kết quả phân tích chỉ ra mức độ trung bình của SV của nhân tố Sự kịp thời. Giá trị Sig <0.05 của các quan sát “Cán bộ hỗ trợ, giải quyết các vấn đề cho sinh viên kịp thời”, “Các thông tin trên website, fanpage của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên” và “Các đề nghị của sinh viên luôn được giáo viên sẵn sàng hỗ trợ” nên

bác bỏ giả thuyết H0: Mức độ đánh giá trung bình của SV đối với của nhân tố sự kịp thời là 4 với mức ý nghĩa 95%.

Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả kiểm định vừa rồi có thể thấy, mức độ đánh giá chung từ 3.51 – 3.73. Biến quan sát “Cán bộ hỗ trợ, giải quyết các vấn đề cho sinh viên kịp thời” là quan sát với mức đánh giá thấp nhất trong 3 quan sát của nhân tố Sự kịp thời (3.51). Biến quan sát “Các thông tin trên website, fanpage của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên” có sự đánh giá cao nhất với trung bình là 3.73. Nhìn chung, mức độ đánh giá cho nhân tố sự kịp thời chưa thực sự cao.

2.2.4. Xác định sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên

Đầu tiên, dùng Levene test: dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa các nhóm.

- Giả thuyết

H0: Phương sai bằng nhau H1: Phương sai khác nhau

Nếu giá trị Sig <= 0,05 thì bác bỏ Ho, chấp nhận H1-> đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA.

Nếu giá trị Sig >0.05 thì chưa có cơ sở bác bỏ Ho.

Bảng 15: Kiểm tra tính đồng nhất của phương saiKiểm tra tính đồng nhất của phương sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường đh kinh tế huế (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)