Nội dung Phân loại Khóa K52 Khóa K51 Khóa K50
Giới tính Nam 12 10 9 Nữ 54 60 45 Học lực Xuất sắc 1 3 13 Giỏi 2 12 16 Khá 20 15 16 Trung bình 18 15 5 Yếu 25 25 4 Mức độ chuyên cần trên lớp Trên 90% 50 60 49 Từ 50-89% 12 9 5 Từ 30-50% 4 1 0 Dưới 30% 0 0 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát 2019)
Đặc điểm về giới tính: Trong tổng số 190 sinh viên được điều tra thì số sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao. Số sinh viên nữ trong lần điều tra này chiếm 83,68% tổng số sinh viên. Đây cũng là tỷ lệ thường thấy trong mỗi lớp học của ngành Marketing.
Đặc điểm về học lực: Trong nghiên cứu này, có sự chênh lệch về tỷ lệ sinh viên loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình và yếu giữa các khóa. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên xuất sắc của khóa K50 cao gấp 4,33 lần so với khóa K51 và gấp 13 lần so với khóa K52, qua đây cho thấy tỷ lệ SV khóa K50 cao nhất trong 3 khóa được điều tra và tỷ lệ này giảm dần ở 2 khóa sau. Tương tự như tỷ lệ SV xuất sắc, so sánh học lực giữa 3 khóa thì tỷ lệ giỏi của K50 vẫn chiếm vị trí cao nhất. Tỷ lệ sinh viên giỏi khóa K50 chiếm 53,33% tổng số sinh viên được điều tra, tỷ lệ này với khóa K52 là 40% và tỷ lệ sinh viên giỏi khóa K52 chỉ chiếm 6,67%. Tuy nhiên, số lượng sinh viên loại khá, trung bình và yếu của khóa K52, K51 là rất cao. Với khóa K52, tỷ lệ sinh viên khá, trung bình, yếu lần lượt chiếm 30,30%; 27,27%; 37,87% tổng số sinh viên của khóa K52 được điều tra. Tỷ lệ này với số sinh viên khá, trung bình, yếu lần lượt của khóa K51 chiếm 21,42%; 21,42% và 35,71%. Điều này cho thấy có sự giảm sút về kết quả học tập của sinh viên khóa K52, K51.
Đặc điểm về mức độ chuyên cần trên lớp: Thời gian tham gia các lớp học cũng có sự thay đổi. Khóa K52 có mức độ tham gia các lớp học ít hơn, tỷ lệ sinh viên tham gia trên 90% giảm so với khóa K51 và K50 trong khi tỷ lệ sinh viên tham gia các lớp học từ 50-89% và từ 30-50% tăng thêm. Khóa K51 có số lượng sinh viên thực hiện chuyên cần cao hơn khóa K52 nhưng lạ ít hơn khóa K50. Số lượng sinh viên thực hiện chuyên cần trên 90% của khóa K50 vẫn duy trì cao. Điều đó cho thấy một phần giảm sự tích cực tham gia học trên lớp của khóa K52, K51.
2.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại trường Đại họcKinh tế Huế Kinh tế Huế
2.2.1. Đánh giá sự tin cậy Cronbach’s Alpha
Để đánh giá sự tin cậy của thang đo được sử dụng trong mô hình, tác giả tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha. Theo đó:
- Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,95: Thang đo bị thừa biến - 0,95 > Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,8: Thang đo lường tốt
- 0,8 > Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,7: Thang đo sử dụng được
- 0,7 > Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6: Thang đo chấp nhận nếu đang đo lường khái niệm mới.
Kiểm định sự tin cậy Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát của nhóm nhân tố phụ thuộc