8. Bố cục của luận văn
2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại di tích phủ Tây Hồ
2.4.2. Thực trạng bảo tồn các giá trị văn hóa thờ Mẫu tại phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ xây dựng để thờ Mẫu Liễu Hạnh nhƣ một dấu tích về tục thờ Mẫu của ngƣời Việt và sức sống của công trình kiến trúc Phủ Tây Hồ, trải bao thăng trầm của lịch sử vẫn trƣờng tồn đến ngày nay, trở thành một trong nhiều điểm du lịch văn hoá hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội.
Diện mạo phủ Tây Hồ hiện nay là kết quả của các cuộc đại trùng tu vào những năm 1943, 1952, 1989, và từ 1990 đến nay. Mặt bằng hình chữ T, theo kiểu “trùng thềm điệp ốc”. Diện tích cả chính lẫn phụ ƣớc khoảng 500m2, trong khuôn viên chiếm đất chừng hơn một phần tƣ mẫu Bắc Bộ tại khu vực Mỏ Vẹt bán đảo Quảng An (nay thuộc Quận Tây Hồ), trông ra Hồ Tây bao la rộng khoảng 538ha mặt nƣớc.
Về giá trị kiến trúc, Phủ Tây Hồ không thể so sánh với các di tích gần đó nhƣ đền Trấn Võ, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên... Song về địa thế cảnh quan thì không đâu bằng.
Trƣớc đây, lễ hội Phủ Tây Hồ đƣợc tổ chức từ ngày mồng một đến ngày mồng bảy tháng Ba âm lịch theo truyền tụng : “Tháng Tám giỗ Cha - Tháng Ba giỗ Mẹ”. Ngày nay thì du khách tới Phủ thƣờng xuyên. Theo thống kê của Ban quản lý Phủ Tây Hồ thì số lƣợng khách đến vào các ngày thƣờng từ 200 - 300 lƣợt ngƣời/ngày. Vào ngày chủ nhật khoảng 500 lƣợt ngƣời, vào ngày rằm, mồng một con số xấp xỉ một vạn lƣợt ngƣời/ngày. Còn trong dịp đầu xuân hàng năm thì Phủ Tây Hồ không thể tả hết số lƣợng lƣợt khách vào tham quan hành hƣơng.
Giữ gìn, tôn tạo mỗi di tích văn hoá, lịch sử là rất cần thiết. Tuy nhiên, để phát huy hết giá trị của di tích, phục vụ thiết thực đời sống tinh thần của con ngƣời đƣơng đại, thu hút đƣợc đông đảo ngƣời lui tới viếng thăm, đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu của các đối tƣợng, thì việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan
môi trƣờng, các làng nghề truyền thống xung quanh còn quan trọng hơn, nhất là với hồ Tây. Việc giữ gìn cân bằng sinh thái vùng hồ trƣớc hết phải là giữ gìn sự cân bằng “sinh thái - xã hội”.
Những hiện vật trong Phủ có tấm bia Từ chỉ của xã Vĩnh Thuận dựng năm Thiệu Trị thứ năm( 1845). Nhiều câu đối hoành phi Hán – Việt, long ngai, bài vị sập thờ cửa võng, đƣợc chạm khắc tinh xảo mang đậm nét nghệ thuật thế kỷ XIX. Trong Phủ còn có 3 quả chuông đồng, một bát hƣơng đồng ghi “ Đông Cung Điêu”, bát hƣơng bằng đá. Có 10 đạo sắc phong(trong đó có 3 đạo là cho Mẫu Liễu Hạnh và 7 đạo cho thần Kim Ngƣu). Có hơn 30 pho tƣợng tròn lớn nhỏ. Đây là khu di tích trong quần thể của Hồ Tây, đã đƣợc công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp Nhà Nƣớc ngày 13/2/1996. Nhân dân trong vùng và khắp nơi tham quan và hành hƣơng phụng thờ.
Việc tổ chức quản lý và thực hiện lễ hội tại phủ Tây Hồ cũng đã đƣợc các ban ngành của quận Tây Hồ quan tâm cùng tổ chức lễ hội hàng năm đƣợc an toàn, bảo tồn đƣợc các giá trị truyền thống tại phủ Tây Hồ. Ban quản lý di tích cũng có những phƣơng án tối ƣu cho việc tổ chức lễ hội lớn và tháng 3 âm lịch – tiệc Mẫu, từ các khâu chuẩn bị về nhân lực, an ninh, tiếp đón du khách thập phƣơng, nhân sự tham gia lễ hội gồm có ban tế lễ, lễ vật, và các nghi lễ truyền thống khác...cho đến trật tự tại các gian hàng tín ngƣỡng, bãi đỗ xe của du khách đƣợc đảm bảo, quán triệt theo tinh thần lễ hội „„ Giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh trậ tự, văn minh, lịch sự”.
Với những giá trị văn hóa lịch sử nêu trên, phủ Tây Hồ ngày càng đƣợc quan tâm sâu sát của các ban ngành và ban quản lý di tích luôn chu đáo trong việc bảo tồn, tôn tạo các hạng mục công trình nhƣ: xây dựng nhà khách, nhà sắp lễ, khu bãi gửi xe cho khách, nhà tiếp đón, tu bổ các dãy nhà, gian thờ đã xuống cấp... nhằm giữ gìn các giá trị truyền thống và đảm bảo đƣợc an ninh tại nơi thờ tự. Đây là một trong những công tác quan trọng cần đƣợc phát huy trong quản lý và bảo tồn bản sắc văn hóa tín ngƣỡng.