8. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức hoạt động du lịch
1.2.2. Vai trò của tổ chức hoạt động du lịch
Nói đến vai trò của hoạt động du lịch cần phải nói đến những vai trò của nhà tổ chức du lịch, những ngƣời kinh doanh tổ chức hoạt động lữ hành trong các doanh nghiệp lữ hành và các nhà quản lý về du lịch nói chung. Ở đây không đề cập nhiều đến vai trò của khách du lịch lữ hành bởi vì đó lại là phạm vi nghiên cứu liên quan đến tâm lý khách, khả năng thanh toán, tập quán giao tiếp ứng xử và các mối quan hệ tƣơng tác khác trong xã hội. Những vai trò cơ bản của tổ chức hoạt động du lịch:
Vai trò cầu nối giữa dịch vụ với tài nguyên du lịch để tài nguyên đó được khai thác và với các dịch vụ du lịch khác nhau. Khi tổ chức và tạo ra sản phẩm du lịch song song với việc thực hiện chƣơng trình du lịch, các nhà tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh lữ hành vừa đƣa vào những chƣơng trình đó các tài nguyên du lịch vật thể hoặc phi vật thể thậm chí là cả hai để khai thác phục vụ khách du lịch nhƣ tham quan, tìn hiểu, thƣởng ngoạn
Vai trò phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách trong những chuyến đi du lịch. Vai trò này đƣợc thể hiện ngay từ khi các cơ quan tổ chức du lịch xuất hiện, hoàn thiện và hiện đại dần. Từ chỗ chỉ phục vụ những thông tin liên quan đến các chuyến đi của khách, hoạt động du lịch tiến hành với việc phục vụ các nhu cầu của khách mà trƣớc đó tự chuẩn bị, tự phục vụ nên không đầy đủ hoặc không thể có chuyến đi theo mong muốn đề ra. Vai trò phục vụ của các doanh nghiệp, của nhà tổ chức ngày càng trở nên cần thiết và cơ bản đối với khách du lịch ở mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới.
Vai trò đảm bảo những lợi ích kinh tế, xã hội, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và bảo tồn được nền văn hóa đặc sắc của dân tộc. Hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về việc đi lại, tham quan, chiêm ngƣỡng, nghỉ dƣỡng, ẩm thực, thăm thân, tìm kiếm cơ hội học hỏi, giao lƣu hợp tác....nên vai trò đối với xã hội đƣợc thể hiện nổi bật nhất. Vì điểm tham quan du lịch thƣờng là nơi mà du khách chƣa từng đƣợc đến, là nơi có giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc và đôi khi rất lạ lùng, hoặc những nơi có cảnh quan kỳ ảo , thích hợp với những nhu cầu du lịch nên thu hút đƣợc du khách.
Vai trò điều tiết mối quan hệ cung – cầu trong du lịch và kinh tế xã hội. Trong hoạt động du lịch, xác định quan hệ cung – cầu có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra sản phẩm du lịch, sảm phẩm lữ hành là những chuyến đi đƣợc sắp xếp theo một kế hoạch một cách chi tiết bằng việc khai thác các tài nguyên du lịch cùng với các dịch vụ nằm trong chƣơng trình, đƣợc đặt trƣớc và không thể mang đi, không thể trì hoãn và chỉ có thể coi là sản phẩm hoàn chỉnh, chỉ đánh giá chất lƣợng sau khi đã thực hiện. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu khác du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch phải làm sao có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Điều này không dễ dàng, mặt khác cầu trong du lịch hết sức đa dạng, phong phú, có tính chất hỗn hợp trong khi xung du lịch chỉ đáp ứng một cách đơn lẻ những dịch vụ nhất định đối với cầu du lịch.