Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 57 - 59)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Tiềm năng tài nguyên du lịch thờ Mẫu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Từ lâu Hồ Tây đã là thắng cảnh nổi tiếng của Thăng Long xƣa. Từ thời các triều đại phong kiến Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí nhƣ cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chƣơng đời nhà Lê nay là khu Trƣờng Chu Văn An (trƣờng Bƣởi). Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử nhƣ:

Trong làng Tây Hồ còn có Đình Tây Hồ đƣợc lạc trên đƣờng Đặng Thai Mai, cách Phủ khoảng 500m. Đình thờ thành hoàng làng là Thủy Thần – Uy Linh Lang Đại Vƣơng. Trong đình còn giữ đƣợc nhiều hiện vật giá trị niên đại từ thời Lê.

Chùa Tây Hồ có tên tự là Phổ Linh tự và Địa Linh tự tọa lạc bên hồ Tây đƣợc xây dựng vào thời Lý – Trần. Chùa đƣợc xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc. Trên gò đất hình kim quy bao gồm Tam quan, bái đƣờng, Phật điện, nhà tổ , nhà Mẫu. cùng nhiều giá trị văn hóa khác vừa là nơi thiêng liêng đất Phật, vừa vãn cảnh của du khách về làng Tây Hồ.

Đền Kim Ngƣu nằm trong quần thể di tích phủ Tây Hồ. Với bức đại tự

“ Thiên Quang vân ảnh Đài”” Kim Ngưu Linh từ” Truyền thuyết Kim Ngƣu hiện còn lại hai ngôi đền thờ tại Hồ Tây. Ngôi đền thứ nhất ở ấp Tây Hồ, tức

đền Kim Ngƣu mới đƣợc phục dựng. Ngôi đền thờ thứ hai thuộc địa bàn của thôn Võng Thị nhƣng nay đã bị phá hủy. Nay tại đền Kim Ngƣu Tây Hồ còn 8 đạo sắc phong, trong đó có 4 đạo sắc phong từ thời Lê Cảnh Hƣng, 2 đạo sắc phong thời Tây Sơn và 2 đạo thời Nguyễn…. ngôi đền thờ là điểm nhấn quan trọng trong tín ngƣỡng thờ thần của ngƣời Việt [9, tr.45].

Làng Nghi Tàm, quê hƣơng nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo.

Làng Nhật Tân với chùa Tảo Sách và nghề trồng hoa đào, nhiều vƣờn quất cảnh nổi tiếng. Làng Xuân Đỉnh với đền Sóc thờ Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vƣơng ( Tứ bất Tử).

Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô.

Làng Thuỵ Khuê đền Quán Thánh (trấn Bắc thành Thăng Long), Trấn Quốc cổ tự.

Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích thiêng liêng và cảnh sắc hữu tình. Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm diễn ra hoạt động tín ngƣỡng thờ Mẫu lớn nhất Hà Nội.

Đƣờng Thanh niên: Trƣớc gọi là đƣờng Cổ Ngƣ, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đƣờng đƣợc thanh niên, học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy, sau đó con đƣờng đƣợc đổi tên thành Đƣờng Thanh Niên.Vào những ngày đẹp trời, rất đông ngƣời dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thƣởng ngoạn cảnh đẹp.

Ven hồ có các ngôi chùa nổi tiếng: chùa Vạn Niên; chùa Võng Thị Làng hoa Nhật Tân, làng hoa An Dƣơng, bãi đồng hoa, bãi đá tình yêu, vƣờn hoa cây cảnh Quảng Bá.

Hạng mục di sản công nhận tại làng Quảng An năm 2013 là sản phẩm “ Chè Sen Quảng An – làng Tây Hồ” thu hút nhiều thực khách tham dự.

Đƣờng ven hồ Tây với quãng đƣờng khoảng 18km du lịch bằng xe ô tô điện – du lịch xanh thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó còn nhiều những tài nguyên du lịch khác nữa nhằm tạo điểm nhấn đến du khách tham quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)