Những căn cứ cho đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 83 - 86)

8. Bố cục của luận văn

3.1. Những căn cứ cho đề xuất các giải pháp

3.1.1. Căn cứ khoa học

Thủ đô Hà Nội giữ vị trị và vai trò hết sức quan trọng đối với cả nƣớc, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập toàn cầu. Trong giai đoạn tới, các mục tiêu phát triển du lịch phải đảm bảo gắn chặt chẽ với mục tiêu phát triển phát triển kinh tế- xã hội của thủ đô Hà Nội, của đất nƣớc. Du lịch cần giới thiệu đƣợc những nét tinh hoa của văn hóa Thăng Long – Hà Nội cho du khách bốn phƣơng và góp phần bảo vệ và giữ gìn những di sản quí giá của dân tộc.

Lễ hội trong tín ngƣỡng thờ Mẫu tại nhiều nơi khác nhau có sự kết hợp nhiều sắc thái văn hóa tín ngƣỡng, vừa là lễ hội lớn trong dân gian vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, vừa là nơi lƣu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của cƣ dân nông nghiệp. Những nghi thức sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian và nhiều hoạt động diễn xƣớng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phƣơng, tín đồ, đến hành hƣơng, dự hội.

Thực hiện việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa các di sản văn hóa truyền thống theo Nghị quyết TW 5 khóa VIII (1998): “Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hóa trong công chúng”. Đó chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong thực tế hiện nay khi cơ chế thị trƣờng, sự buông lỏng trong hoạt động quản lý và nhiều nguyên nhân khác đã làm méo mó, hoặc làm giảm đi những nét cổ xƣa, tính đặc sắc của các di tích, lễ hội.

Việc tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội chính là việc nâng cao hình ảnh, cải thiện diện mạo, hình ảnh của thủ đô,

giảm thiểu các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Tổ chức hoạt động du lịch xứng đáng với tầm nhìn mà Hà Nội rõ ràng không phải là đơn giản mà cần có sự liên ngành, quan tâm đúng cách và có chiến lƣợc phát triển lâu dài trong phát triển kinh tế và xã hội.

3.1.2. Căn cứ thực tiễn

Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên các quan điểm nhƣ sau:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp , hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả , khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh lành mạnh.

- Phát triển đồng thời cả thị trƣờng du li ̣ch nô ̣i đi ̣a và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến ; tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ; giữ gìn cảnh quan , bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trâ ̣t tƣ̣ an toàn xã hô ̣i; đảm bảo hài hòa tƣơng tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Đẩy mạnh xã hô ̣i hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.

- Về văn hóa: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Viê ̣t Nam; phát triển thể chất , nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân , tăng cƣờng đoàn kết , hƣ̃u nghi ̣, tinh thần tƣ̣ tôn dân tô ̣c.

- Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh” , gắn hoạt đô ̣ng du li ̣ch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi

trƣờng. Đảm bảo môi trƣờng du li ̣ch là yếu tố hấp dẫn , quyết định chất lƣợng, giá trị thụ hƣởng du lịch và thƣơng hiê ̣u du li ̣ch. - Định hướng sản phẩm du lịch: Cùng với việc phát triển các loại

hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch biển, các địa phƣơng cần tập trung ƣu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống. Phát huy các giá trị văn hóa vùng miền làm nền tảng cho các sản phẩm du lịch đặc trƣng. Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng, nổi trội theo các vùng để tạo dựng thƣơng hiệu đối với sản phẩm du lịch.

Dựa trên những tiềm năng của nguồn tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên và nhân văn các di tích tín ngƣỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội sẽ luôn mở ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch văn hóa. Nhằm giữ gìn những giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Phủ Tây Hồ sẽ luôn trở thành di tích phụng thờ thánh Mẫu quy chuẩn và là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.

3.1.3. Căn cứ pháp lý

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức du lịch tại phủ Tây Hồ và các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội, đƣợc dựa trên cơ sở pháp lý đó là:

Thực hiện việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa các di sản văn hóa truyền thống theo Nghị quyết TW 5 khóa VIII (1998): “Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn nghệ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn

hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hóa trong công chúng”

Đây là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong thực tế hiện nay khi cơ chế thị trƣờng, sự buông lỏng trong hoạt động quản lý và nhiều nguyên nhân khác đã làm méo mó, hoặc làm giảm đi những nét cổ xƣa, tính đặc sắc của các di tích, lễ hội. Thực hiện đƣợc những mục tiêu đề ra này sẽ đóng góp phần lớn trong quá trình vừa bảo tồn đƣợc giá trị văn hóa vừa phát triển du lịch với thời kỳ hội nhập toàn cầu.

Hệ thống luật du lịch của Nhà Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, thực thi áp dụng đối với du lịch và các ngành liên quan, nhằm cùng nhau phát triển và chấp hành nghiêm chỉnh theo pháp luật.

Cơ sở áp dụng Luật di sản đối với các đối tƣợng liên quan, nhằm bảo tồn và gìn giữ các giá trị di sản đã có của các di tích lịch sử văn hóa. Bên cạnh đó phát huy truyền thống dân tộc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ giá trị tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam trƣớc mọi sự xâm lấn của tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)