8. Bố cục của luận văn
2.1. Một số tiên đề
2.1.1. Vị trí địa lý
Khi nói đến Hồ Tây, chắc hẳn ai cũng biết, hồ Tây gắn liền với nhiều vẻ đẹp huyền ảo, hữu tình mà thiêng liêng của Hà Nội. Không biết tự bao giờ, các cụ già trong làng Tây Hồ truyền khẩu nhau câu cao dao xƣa đã thể hiện đƣợc nét đẹp thơ mộng của Hồ Tây:
„„Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ....”
Di tích phủ Tây Hồ và đền Kim Ngƣu thuộc thôn Tây Hồ, nay là phƣờng Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây. Tọa lạc bên bờ Hồ Tây mờ ảo, hữu tình, phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ thờ thánh mẫu Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử, đồng thời cũng là vị trí cao nhất trong tín ngƣỡng Mẫu ở Việt Nam.
Ngày nay, men theo con đƣờng rợp bóng cây cuối khu biệt thự Tây Hồ ở thủ đô Hà Nội, giữa bát ngát hƣơng sen và cảnh đất trời hòa quyện trong ánh nắng chiều tà, đảo nhỏ đƣợc ngƣời xƣa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nƣớc lung linh, đúng là cái thế “đầu rồng, thân rồng, rùa cõng” khiến du khách vãn cảnh cảm thấy âm dƣơng đối đãi, tâm hồn mình thƣ thái lạ thƣờng.
Hồ Tây ngày nay có diện tích hơn 500ha với chu vi là 18km. Tọa độ 21°3′18″B 105°49′12″Đ. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc cách trung tâm Hà Nội khoảng 5km. Về địa lý đã cho thấy, Hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xƣa trong quá trình ngƣng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây thuộc phƣờng Quảng An, quận Tây Hồ,
Hà Nội. Các khu vực xung quanh hồ Tây sẽ đƣợc quy hoạch để trở thành trung tâm du lịch của Thủ đô Hà Nội mới trong tƣơng lai gần.. (phụ lục 7)
2.1.2. Lịch sử và truyền thuyết
“Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ., bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm..” [9, tr.12].
Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phƣờng Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động, thời kỳ nhà Lý có tên gọi là Giáp Cơ Xá. Ngày nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cƣ dân sinh sống ở đây rất thƣa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối
Từ xã xƣa, trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, hồ Tây đã là nơi thắng cảnh. Trong thời kỳ nhà Lý - Trần, các vua, chúa đã cho xây dựng xung quanh hồ nhiều cung điện làm nơi vãn cảnh, giải trí trong đó kể đến có cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời kỳ nhà Lý. Nhiều tài liệu lịch sử cho rằng cung điện là nơi nuôi tằm, đây cũng là nơi công chúa Từ Hoa đã cùng các cung nữ cảu mình đến khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho vùng Trúc Bạch. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này, mà ngày nay tại đó chính là khu vực chùa Kim Liên. Trong thời kỳ nhà Trần có điện Hàm Nguyên, cho đến nay đƣợc cho rằng đó là ngôi chùa cổ kính - chùa Trấn Quốc.(phụ lục 3)
Để có đƣợc tên gọi nhƣ ngày nay, Hồ Tây đã trải qua và tồn tại nhiều tên gọi khác nhau đƣợc lƣu truyền trong dân gian nhƣ: Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nƣớc tự nhiên lớn nhất ở nội thành Thăng Long xƣa. Phần chi tiết đƣợc thể hiện trong phụ lục của luận văn (phục lục 3).
Trong dân gian, có tục truyền khẩu rằng: Công chúa Quỳnh Hoa, trên Thiên Đình, bị phạt giáng xuống trần gian vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc quý. Công chúa đƣợc, giáng xuống hạ giới, nàng chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại, phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lƣu lại mở quán nƣớc làm cớ vui thú văn chƣơng giữa thiên nhiên huyền diệu. Nhƣ tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên (trạng Bùng) Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lƣu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ ngƣời tri âm. Trong nhiều truyền thuyết khác nhau, thì hồ Tây vẫn in đậm những câu chuyện về mẫu Liễu Hạnh.
Tƣơng truyền rằng: Mẫu có tên tục là Liễu Hạnh xuất hiện với quê quán, thân phận rõ ràng. Mẫu chính là công chúa trên Thiên Đình, giáng sinh hạ giới hiển thánh giúp nhân dân thoát cảnh cơ hàn của cuộc sống. Trải qua tam sinh tam hóa mẫu Liễu Hạnh đƣợc đồng nhất với mẫu Thƣợng Thiên và Mẫu Địa khắp nơi phụng thờ. Đến thế kỷ XVI, khi kinh tế và giao thƣơng phát triển đỉnh điểm vào thời kỳ nhà Mạc. Lúc bấy giờ, buôn bán phát triển, tấp lập trên bến dƣới thuyền, các thƣơng lái cần đến những điều siêu nhiên, may mắn, nên họ đã lập nhiều đền thờ các vị thần, thánh Mẫu để đƣợc an tâm trong buôn bán....Từ đây, hệ thống điện thần mẫu Tam tòa đƣợc hình thành với các thánh Mẫu: Mẫu Thƣợng Thiên, mẫu Thƣợng Ngàn, mẫu Thoải phủ quản cai quyền năng vũ trụ. Họ tôn thờ các Mẫu quản cai vũ trụ, nhằm đƣợc thỏa mãn khát khao sức mạnh tinh thần lớn lao cho mình.
Thần tích thánh Mẫu Liễu Hạnh có nhiều dị bản khác tuy nhiên thể hiện rõ nhất đó là truyền thuyết tam sinh tam hóa của Thánh Mẫu đƣợc dân gian truyền tụng, nhƣ sau:
năm, thác sinh vào gia đình ông Phạm Đức Chính và bà Đoàn Thị Phƣơng, lấy tên là Phạm Tiên Nga, không lấy chồng, một lòng phụng dƣỡng cha mẹ và làm nhiều việc thiện, công đức cho dân làng, mở mang nghề nghiệp cho dân chúng bản địa. Năm 40 tuổi Tiên Chúa hóa về Thiên Đình, dân sở tại lập đền thờ Tiên Chúa, đó chính là phủ Quảng Cung (phủ Nấp ngày nay) [26, tr.137]
Đời thứ hai của công chúa Liễu Hạnh vào thơid kỳ năm 1557-1577, giáng sinh vào nhà ông Lê Thái Công và Lê Thái Bà, tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định ngày nay. Tiên Chúa sinh ra lấy tên là Lê Thị Thắng. Sau kết duyên với Trần Đào Lang ở thôn An Thái (sau đổi là Tiên Hƣơng), sinh đƣợc một con trai tên là Trần Nhâm. Ở kiếp này mẫu tại thế từ năm Đinh Tỵ niên hiệu Thiên Hựu nguyên niên (1555) cho tới năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái thứ 5 (1577) giáng trần đƣợc 21 năm. Để lại phần mộ và nay là lăng của Mẫu [26, tr.137]
Đời thứ ba của Mẫu giáng sinh thời kỳ năm 1650-1668, tại đất làng Sóc, xã Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đặt tên là Hoàng Thị Trinh, Tiên Chúa lấy chồng họ Mai (tƣơng truyền là hậu sinh của Đào Lang), sinh đƣợc một con trai tên là Cổn. Tiên Chúa giáng thế đƣợc 19 năm, thì quay về đế hƣơng. Sau Ngọc hoàng chuẩn cho mẫu đƣợc trắc giáng xuống cõi trần thƣờng xuyên tiêu dao khắp nơi, hiển thánh cứu giúp dân lành và đƣợc miễn vòng sinh tử luân hồi [ 29, tr.137].
Trong các di tích thờ mẫu Liễu Hạnh nhƣ phủ Dầy, đền Sòng Sơn, trong đó đặc biệt có phủ Tây Hồ nơi thắng địa nói đến cuộc kỳ duyên tái ngộ của tiên nữ nghiên thuấn với thi sĩ tài hoa. Phủ Tây Hồ đƣợc tọa lạc trên một doi đất hình Kim Quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục. Đất này thuộc ấp Tây Hồ, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức xƣa kia(nay thuộc địa bàn phƣờng Quảng An, quận Tây Hồ). Nếu nhƣ nói Hồ Tây là danh lam của Thăng Long thì phủ Tây Hồ là nơi địa linh của Hồ Tây. Trời đất giao hòa cỏ cây khoe sắc, chim muông đua nhau hát ca, cá tôm chầu bái. Bởi sự linh thiêng huyền ảo đó phủ Tây Hồ đã nổi danh trong và ngoài nƣớc.
Mảnh đất gắn liền với truyền thuyết về cuộc hội ngộ thơ ca kỳ thú và một cuộc tình duyên kỳ lạ mà không đâu có đƣợc giữa hai bậc vĩ nhân kỳ tài.. Có tài liệu ghi lại chính Phùng Khắc Khoan đã kể lại cuộc gặp gỡ với nàng tiên Liễu Hạnh và ông cùng nhân dân lập phủ Tây Hồ phụng thờ. Để rõ hơn tác giả trình bày truyền tích trong phần phụ lục của luận văn (phụ lục 3)
2.1.3. Phủ Tây Hồ trong tâm thức của người Việt ở Bắc bộ
Khi đƣợc nhắc đế phủ Tây Hồ, dƣờng nhƣ ai đó cũng cảm thấy rằng, nơi đây đã từng quen thuộc trong đời sống văn hóa và tín ngƣỡng Mẫu. Gắn liền với hình ảnh thơ mộng và huyền ảo đó, Hồ Tây có đƣợc ngƣời dân biết đến từ rất xƣa.
Hồ Tây – một trong các hồ lớn nhất của Hà Nội, có dung tích lên tới 9 triệu m3 nƣớc, hồ đƣợc coi là lá phổi xanh của thủ đô. Theo các nhà nghiên cứu thì trong các hồ nƣớc ngọt lớn của Việt Nam thì Hồ Tây thuộc loại hồ có hệ thống sinh học tự nhiên phong phú nhất. Hồ Tây hội tụ của nhiều loài: 214 loài sống mặt hồ, 25 loài sống gần mặt hồ, 36 loài cá sinh sống, có nhiều thủy sản nhƣ ốc, trai trai, baba, tôm nƣớc ngọt.
„„...Bên cạnh đó,hồ Tây còn tụ hội nhiều loài chim, vùng gần hồ có khoảng 58 loài trong đó có 23 loài thường trú đặc biệt tại Hồ Tây có loài chim Sâm Cầm nổi tiếng...”[9, tr. 10]
Nói đến vẻ đẹp tự nhiên của Hồ Tây không thể không nói đến hệ thống vƣờn hoa cây cảnh. Gần hồ là có làng hoa cây cảnh truyền thống Nhật Tân, Quảng An. Theo số liệu khảo sát của công ty đầu từ khai thác Hồ Tây thì khu vực hồ có 258 loại cây bóng mát, trong đó hoa có 126 loài. Hoa Hồ tây không chỉ nở một hai vụ trong năm mà cả bốn mùa đều khoe sắc tỏa hƣơng đặc biệt có những hồ hoa Sen thu hút nhiều du khách tới tham quan và thƣởng thức cùng ghi lại nhƣng tấm ảnh đẹp.
Quận Tây Hồ đƣợc thành lập từ năm 1995, trên cơ sở các phƣờng, xã bao gồm quanh khu vực Hồ Tây, thống kê hiện nay của ban quản lý trên địa bàn Tây Hồ có: 68 di tích (có 21 di tích xếp hạng cấp Nhà Nƣớc) với nhiều di tích khác nhau trong đó: Gồm 18 ngôi chùa; 21 ngôi đình; 7 ngôi đền; 7 ngôi
miếu; 1 Am; 1 Phủ, 1 lăng mộ; 6 nhà thờ từ đƣờng; 2 di tích cách mạng; 102 bia đá. 165 câu đối Hán – Việt; 140 hoành phi; 18 quả chuông; 60 đạo sắc phong; 300 pho tƣợng đồ gỗ đồng và đá.
Không có nơi nào của thủ đô Hà Nội lại hội tụ những giá trị văn hóa dày đặc nhƣ làng Tây Hồ. Hồ Tây đã tạo cho mình một chủ đề văn học riêng biệt, là nguồn cảm hứng, thi tứ, chiết tứ, thơ ca cho biết bao thế hệ thi sĩ trong và ngoài thành Thăng Long xƣa. Văn học cổ coi Hồ Tây là cảm hứng cho nhiều thể loại dân gian: Ký, phú, truyện thơ với các danh sĩ nhƣ: Phùng Khắc Khoan; Cử nhân họ Lý, Tú tài họ Ngô, Công chúa Quỳnh Hoa, Nguyễn Mộng Tuân, Ngô Thì Sĩ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Hồ Xuân Hƣơng, Bà Huyện Thanh Quan…. Hồ Tây còn là nơi gặp gỡ đƣợc lƣu truyền trong dân gian truyền thuyết linh thiêng giữa trạng Bùng Phùng Khắc Khoan với Mẫu Liễu Hạnh. Truyền thuyết đƣợc thể hiện roc trong phần phụ lục (phụ lục 3)
Ngày nay, Hồ Tây vẫn còn lƣu giữ nhiều làng nghề truyền thống tinh xảo nhƣ: làng nghề đúc đồng Ngũ Xá, nghề dệt lĩnh làng Trích Sài; nghề dệt lụa Trúc Bạch; nghề làm giấy dó làng Bƣởi; nghề trồng hoa đào, cây quất Nhật Tân, Quảng Bá. Trong làng các thế hệ đã truyền khẩu nhau những câu ca dao mang đậm nét đẹp về Tây Hồ rằng:
“Quê ta đẹp quất Tây Hồ Tơ vàng nén mượt đầy bồ Tứ Liên
Cá Tây Hồ Nhịp chầy Yên Thái Hỏi cô mình Lĩnh Bưởi đẹp không?..”
Phủ Tây Hồ, là nơi thánh địa danh lam, bên cạnh là nơi tọa lạc nhiều ngôi đền thờ nổi tiếng và thiêng liêng điều này đã chứng tỏ rằng niềm tin tín ngƣỡng thần thánh và đời sống sinh hoạt văn hóa phong phú đậm đà bản sắc văn hóa của ngƣời Việt.