Hoạt động du lịch tại một số thờ Mẫ uở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 42 - 49)

8. Bố cục của luận văn

1.3. Du lịch tín ngƣỡng

1.3.1. Hoạt động du lịch tại một số thờ Mẫ uở Việt Nam

1.3.1.1. Hoạt động du lịch tại đền Hạ (Tuyên Quang)

Ngôi đề đƣợc tọa lạc bên dòng sông Lô lịch sử, đền Hạ - tên chữ là “Hiệp Thuận linh từ” thuộc tổ 4, phƣờng Tân Quang, thành phố Tuyên Quang là một ngôi đền cổ đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật cổ. Theo các tài liệu “Hiệp Thuận linh từ”- đền Hạ đƣợc xây dựng năm 1738. Đền là nơi nhân dân thờ Mẫu Thƣợng ngàn, là nàng Phƣơng Dung công chúa, con gái của vua Hùng. Ông Nguyễn Tất Lập, Trƣởng Ban quản lý đền kể về lịch sử của ngôi đền: Trong văn bia ghi lại, hai công chúa đƣợc nhà vua cử đi thị sát phong tục tập quán ở địa phƣơng, đến bến Tam Cờ thì dừng chân, đêm đến gặp một cơn giông tố, hai công chúa đã bay về trời. Mỗi khi có mƣa to gió lớn dân làng thôn Hiệp Thuận đến cầu nguyện và thấy linh nghiệm, từ đó nhân dân lập nên đền thờ này.

Đền Hạ có kiến trúc theo lối nội công ngoại quốc, hƣớng chính Đông nhìn thẳng ra sông Lô. Trƣớc sân chầu là hệ thống cổng phụ có bốn trụ, trên mỗi đỉnh trụ gắn một con phƣợng đắp nổi. Cạnh sân chầu là hai miếu còn gọi là Lầu Cô. Tiếp đến là Lầu Tế, thờ Đệ nhị Thƣợng ngàn, sau là Tam phủ thờ Đệ nhất Thƣợng ngàn, gian chính bố trí hình chữ tam gồm ba cung.

Nghệ thuật kiến trúc cổ nổi bật của đền là sự chạm khắc gỗ tinh xảo. Các cột, kèo, thƣợng lƣơng, cửa võng, cửa xiếp đều đƣợc chạm trổ, với đề tài là tứ linh và tứ quý, trên thân cột chạm hình long giáng thuỷ cung. Đặc biệt, đền còn giữ đƣợc nhiều bảo vật lâu đời có giá trị nghệ thuật cao, nổi bật là quả

chuông đồng, khánh cỡ lớn đƣợc đúc vào thời Lê, 3 pho tƣợng cổ cùng 20 đạo sắc phong của các triều Lê, Nguyễn. Nội dung các sắc phong vừa mang dấu ấn lịch sử vừa mang tính chất văn chƣơng, ca ngợi phẩm chất cao quí và sức mạnh linh thiêng của các nƣơng thần, phù trợ cho dân nƣớc. Năm 1991, đền Hạ đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đến năm 1994, đền đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cổ.

Hàng năm vào tháng 2 âm lịch, đền Hạ tổ chức lễ hội rƣớc Mẫu đầy uy nghi và linh thiêng, cầu cho mƣa thuận, gió hoà, mùa màng tƣơi tốt, mọi ngƣời đƣợc khoẻ mạnh. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch đến tĩnh tâm, cầu mong cho một năm an lành, thuận lợi.

Không chỉ có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đền Hạ còn là nơi để ngƣời dân tìm về chốn linh thiêng để cầu an, một nét đẹp tâm linh của ngƣời Việt nói chung, của ngƣời dân Tuyên Quang nói riêng. Truyền thống của dân ta từ bao đời thờ Mẫu để nhớ về cội nguồn dân tộc, nƣơng tựa khí thiêng sông núi, uy linh Tổ Tiên, để tâm thái thêm bình yên và mạnh mẽ.

1.3.1.2. Hoạt động du lịch tại đền Sòng Sơn (Thanh Hóa)

Đền Sòng Sơn trƣớc đây gọi là đền Sùng Trân thuộc địa giới làng Cổ Đam, xã Hà Dƣơng, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay Đền Sòng Sơn thuộc phƣờng Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Đền Sòng Sơn đƣợc xây dựng thời Cảnh Hƣng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786).

“Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “Nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường...” [26, tr.129]

Từ xƣa, với truyền thuyết dân gian đó, ngƣời dân trong vùng cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên đền Sòng Sơn trên mảnh đất ấy. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội – đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Đền Sòng Sơn đƣợc xây dựng ở vị trí tƣơng đối trung tâm của một bồn địa rộng rãi ở về phía nam của dãy núi Tam Điệp. Với cảnh vật thiên nhiên xƣa, nơi đây là non xanh lạ lùng, vừa hùng vĩ, vừa u tịch lại có con đƣờng quốc lộ 1A đi qua. Cả hai khu di tích đền thờ nêu trên đều thuận tiện trên cung đƣờng quốc lộ 1 A quốc gia, phù hợp với các chƣơng trình tham quan du lịch của du khách đến hành hƣơng. Cảnh đẹp sơn thủy hữu tình đã tạo ra sức hấp dẫn sự tò mò của du khách và không gian linh thiêng luôn là điểm đến của các tín đồ nhà Mẫu. Từ đó có thể thấy đây là những lợi thế quan trọng đối với hoạt động du lịch của địa phƣơng.

1.3.1.3. Hoạt động du lịch tại phủ Dầy ( Nam Định)

Quần thể di tích phủ Dầy, là tên gọi chung cho các di tích thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh, thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định. Núi Tiên Hƣơng còn có tên gọi là núi An Thái. Phía Nam đền Thƣợng, trên một quả đồi nhỏ có ngôi chùa cổ, ở đó có cây hƣơng đá từ đầu thế kỷ XVIII và cây tháp 14 tầng, kiến trúc thời Nguyễn...Gần núi Tiên Hƣơng còn có đền thờ Thiền Sƣ Không Lộ, nhân dân thƣờng gọi là đình ông Khổng, và một số khu di tích khác có liên quan đến khu di tích Phủ Dầy.

Khu di tích phủ Dầy từ bao đời nay thu hút khách du lịch hành hƣơng trên khắp mọi nẻo đƣờng về đây, ngoài yếu tố tín ngƣỡng, di tích này còn có giá trị rất cao về kiến trúc, nghệ thuật thực sự còn đƣợc coi là di sản văn hoá của dân tộc. Nguyên xƣa kia, hai thôn Vân Cát và Tiên Hƣơng là một. Trƣớc hết, là Phủ Tiên Hƣơng đƣợc xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 - 1671).

Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt Phủ quay phía Tây Nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Phủ Vân Cát, một công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng trên khu đất rộng ước chừng gần 1ha, đứng biệt lập, nhưng cũng thuận lợi về giao thông, hấp dẫn hành hương đến...” [26, tr.144].

Hàng năm, lễ hội phủ Dầy với các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh phong phú, độc đáo nhƣ: nghi lễ chầu văn hầu đồng, rƣớc thỉnh kinh, hoa trƣợng hội... phản ánh phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn dân gian,

thẩm mỹ của cộng đồng. Lễ hội phủ Dầy đƣợc diễn ra trong không gian thiêng liêng với cảnh quan sơn thủy hữu tình đã tạo nên một bức tranh tổng thể đa sắc màu về đời sống văn hóa tinh thần của làng quê Việt Nam. Đây chính là giá trị nhân văn sâu sắc giúp con ngƣời hƣớng tới những giá trị: Chân - Thiện - Mỹ.

Ngày 21-2-1975, Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy đã đƣợc Bộ VHTT và DL, xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó có 3 di tích kiến trúc nghệ thuật gồm: phủ Tiên Hƣơng, phủ Vân Cát và Lăng Mẫu đã đƣợc cấp Bằng Di tích lịch sử, văn hóa. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của khu di tích. Hiện nay, Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy đã đƣợc quy hoạch kết nối cùng với các di sản văn hóa khác trong khu vực tạo thành các tuyến, điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Nam Định và vùng đồng bằng sông Hồng.

1.3.1.4. Hoạt động du lịch tại điện Hòn Chén (Huế)

Di tích điện Hòn Chén đƣợc xây dựng trên núi Ngọc Trản thuộc làng Hải Cát. Núi Ngọc Trản là một ngọn núi cheo leo bên bờ vực thẳm – chỗ sâu nhất của dòng sông Hƣơng. Sƣờn núi cây cối mọc um tùm. Trên đỉnh núi có một chỗ trũng xuống, đƣờng kính vài mét, nƣớc mƣa thƣờng đọng lại, trông giống cái chén đựng nƣớc trong. Vì vậy, từ xƣa núi đƣợc đặt tên là Ngọc Trản sơn (núi Chén Ngọc), dân gian gọi là Hòn Chén.

Từ xƣa, ngƣời Chăm đã dựng đền để thờ nữ thần Po Nagar, về sau, ngƣời Việt theo Thiên Tiên Thánh giáo tiếp tục thờ bà dƣới danh xƣng thánh Mẫu Thiên Y A Na. Thiên Tiên Thánh giáo là một tôn giáo bình dân địa phƣơng, mang tính huyền thoại, đƣợc truyền miệng từ đời này qua đời khác, lịch sử rất mơ hồ. Từ năm 1854, Liễu Hạnh Công Chúa, tức Vân Hƣơng Thánh Mẫu, có nguồn gốc từ ngoài Bắc cũng đƣợc đƣa vào thờ ở đây. Ngoài ra, tại điện Hòn Chén còn thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thánh thần nói trên. Vua Đồng Khánh cũng là một trong những đồ đệ ấy [11, tr.185].

Lễ hội tại điện Hòn Chén, không chỉ dừng lại là một lễ hội văn hóa dân gian mà nó còn thu hút một lớn số lƣợng du khách trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài. Lễ hội pha trộn nhiều màu sắc tín ngƣỡng và không biệt tín ngƣỡng, lễ hội đƣa mọi ngƣời đến gần nhau hơn. Đến thăm thành phố Huế đúng dịp diễn ra lễ hội, xuôi thuyền ngƣợc dòng Hƣơng Giang đến núi Hòn Chén, du khách sẽ đƣợc tham gia vào lễ tế tại điện Hòn Chén. Vậy mới biết, sức hút của Huế không chỉ ở những công trình đền đài lăng tẩm, mà còn có cả những lễ hội linh thiêng nhƣ lễ điện Hòn Chén hàng năm.

1.3.1.5. Hoạt động du lịch tại di tích núi Bà Đen (Tây Ninh)

Núi Bà Đen, là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tƣợng về đất và ngƣời của quê hƣơng Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngon núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Bộ. Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở. Cùng với bƣớc chân của cộng đồng ngƣời Việt đến vùng đất Tây Ninh xƣa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phƣơng đến viếng lễ hàng năm.

Núi Bà Đen đƣợc sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”.[29, tr.344]

Lễ hội núi Bà Đen hàng năm thƣờng kéo dài cả tháng Giêng âm lịch nhƣng chính lễ Vía Bà là đêm 18 và ngày 19. Ngoài ra còn một lễ Vía vào ngày mồng 6/5 âm lịch. Trƣớc ngày chính lễ những vị trụ trì Điện Bà tiến hành lễ "Mộc Dục" (Tắm Thánh) vào lúc nửa đêm,ánh sáng trong nội điện lúc này đƣợc giảm tối đa.

Lễ tắm thánh Bà với 3 lần khăn lau (phải dùng toàn khăn mới), khăn phải đƣợc xông hƣơng, tắm thánh Bà bằng nƣớc thơm nấu các loại hoa: Sen, lài,

sứ, quế... do các lễ sĩ dâng lên. Lễ sĩ là những thiếu nữ đƣợc chia thành cặp trong các bộ xiêm y đẹp lộng lẫy nhƣ công chúa thuở xƣa, chân bƣớc nhẹ, nhịp nhàng "đăng đài" theo bộ "chữ Tâm" trong tiếng nhạc lễ qua các làn điệu Xuân, Đảo Nam Bộ [26, tr.347].

Với những khái quát về các điểm du lịch thờ Mẫu trên các vùng miền khác nhau, cùng những thuận lợi tạo nên sức hút đến du khách tham quan và hành hƣơng. Đồng thời tạo ra nhiều yếu tố cho việc tổ chức và phát triển du lịch cho địa phƣơng. Với hoạt động du lịch tại các di tích kể trên, tác giả đƣa ra thu thậ về việc thống kê ƣớc tính lƣợng khách du lịch tham quan tại các điểm du lịch là di tích thờ Mẫu nổi tiếng của một số di tích trong cả nƣớc thông qua bảng sau: (phần bảng 2 phục lục 1).

Tiểu kết chương 1

Chƣơng 1 là chƣơng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức hoạt động du lịch. Với các vấn đề cơ bản của tổ chức hoạt động du lịch và nội dung liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu.

Nội dung trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống cơ bản thông tin về các khái niệm có liên quan đến đề tài. Với những nội dung đó, đã cung cấp những kiến thức nền tảng cho tác giả đi sâu nghiên cứu đề tài từ góc nhìn của ngƣời làm du lịch. Nghiên cứu tìm hiểu về văn hóa dân tộc sẽ mở ra cơ hội phát triển nguồn tài nguyên du lịch văn hóa quý giá của mỗi đất nƣớc và của địa bàn thực hiện đề tài nói riêng.

Dựa trên những nét đặc trƣng của các địa phƣơng, vùng miền ta có thể tạo nên những loại hình du lịch văn hóa phong phú và đa dạng. Tác giả thấy rằng các giá trị văn hóa đó sẽ trở thành tiềm năng to lớn để phát triển hoạt động du lịch tại các di tích và không gian văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu.

Chƣơng 1, đã tập hợp đƣợc những nội dung về tín ngƣỡng và tôn giáo có tác động đến tổ chức hoạt động du lịch. Từ những nội dung này, sẽ làm tiền đề để tác giả làm rõ các vấn đề nghiên cứu ở phần tiếp theo, nhằm mục đích giải thích, hỗ trợ nội dung rõ hơn chƣơng tiếp theo là chƣơng 2, cùng các phần nội dung khác trong đề tài luận văn nghiên cứu.

Chƣơng 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỜ MẪU TẠI PHỦ TÂY HỒ (HÀ NỘI)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)