Tác động của du lịch đến các di sản văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 80 - 83)

8. Bố cục của luận văn

2.5. Tác động của du lịch đến các di sản văn hóa

Du lịch phát triển mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho xã hội, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại những tác động ảnh hƣởng đến di sản văn hóa đƣợc thể hiện nhƣ sau:

2.5.1. Tác động tích cực của du lịch đến di sản

- Du lịch góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh cho địa phƣơng, nơi có di sản (thông qua các ấn phẩm; hình ảnh, thƣớc phim; đồ lƣu niệm...)

- Du lịch tạo ra sự giao thoa văn hóa, làm giàu văn hóa cho cƣ dân bản địa, bởi sự trao đổi giao tiếp với du khách bên ngoài đến.

- Du lịch là môi trƣờng để di sản kiểm nghiệm, chứng minh sức hút của chính mình. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong quản lý giữ gìn và tôn tạo. - Du lịch góp phần xóa đi sự „ khu biệt văn hóa”, đặc biệt với các vùng sâu. Du lịch là hoạt động „„Nhập khẩu văn hóa”, trực tiếp, đa chiều tô điểm cho cảnh quan môi trƣờng với nhịp sống, sắc mầu cuộc sống.

- Du lịch làm thay đổi các mối quan hệ cộng đồng cƣ dân có di sản. Du lịch đem đến cho di sản nhịp sống mới/ sức sống mới. Xóa đi sự nghèo nàn, không khô cứng nhƣ các thời kỳ bao cấp.

- Du lịch còn mang lại nguồn thu lớn về tài chính cho các di sản. Tạo công ăn, việc làm, thay đổi cơ cấu thị phần kinh tế của địa phƣơng có nhiều di sản. - Du lịch mang lại nguồn thu cho cƣ dân bản địa. Nhằm xóa đói giảm nghèo. Tái phân phối lại thu nhập xã hội nơi có hoạt động du lịch diễn ra.

2.5.2. Tác động tiêu cực của du lịch đến di sản

- Du lịch làm biến đổi cảnh quan môi trƣờng, đảo lộn nhịp sống của cƣ dân địa phƣơng.

- Du lịch làm thay đổi tình hình trật tự của địa phƣơng, tạo ra „„nét mờ của bản sắc văn hóa” bản địa.

- Du lịch tạo ra sự mất cân đối trong cung – cầu kinh tế (giao thông, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực,...)

- Du lịch làm mất cân bằng và phá vỡ khuôn mẫu truyền thống, tín ngƣỡng, tục lệ dân gian...của xã hội ở nơi có di sản và hoạt động du lịch đang diễn ra.

Nhƣ vậy, việc phát triển du lịch tại các nơi có di sản nói chung và di sản tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng, cũng đã có những chiều hƣớng tích cực và tồn tại những hạn chế, tiêu cực. Qua đây, cũng thấy rõ đƣợc thực trang đang diễn ra tại các vùng có hoạt động du lịch phát triển, cần đƣa ra các giải pháp hợp lý để phát triển và bảo tồn đƣợc di sản – văn hóa. Nói cách khác, du lịch phát triển tại địa phƣơng cũng nhìn nhận cảnh báo trƣớc mắt là: „„văn minh tới – tiền tới – rác tới – tệ nạn tới”, là điều không thể tránh.

Tiểu kết chương 2

Nội dung chƣơng 2 của luận văn, tác giả đã phần nào đánh giá đƣợc thực trạng của việc khai thác các giá trị di sản văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu tại Phủ Tây Hồ và các hoạt động phục vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội cho chúng ta thấy: Trong những năm qua hoạt động du lịch tại các di tích tín ngƣỡng thờ Mẫu đã đạt đƣợc những thành tựu, lƣợng khách tham quan, vãn cảnh, hành hƣơng đến các di tích này ngày một tăng cao. Lƣợng khách thì có tăng nhƣng doanh thu từ hoạt động du lịch tại các khu di tích tín ngƣỡng lại thấp do với sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu còn nghèo nàn, tính bản địa sâu sắc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng, các loại hình dịch vụ còn thiếu chƣa đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan du lịch.

Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích tín ngƣỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội có nhiều thuận lợi nhƣ: các di tích đều có vị trí thuận lợi là nằm tại thủ đô Hà Nội, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của các ban ngành quản lý văn hóa – di tích, thuận lợi trong việc tổ chức các chƣơng trình du lịch tại Hà Nội. Song song cũng có những hạn chế nhất định: sự xuống cấp các di tích văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu, thiếu nguồn nhân lực du lịch, sự ô nhiễm môi trƣờng xung quanh, mĩ quan...Từ những phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai thác các giá trị di sản của văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu phục vụ cho việc tổ chức hoạt động du lịch tại Hà Nội, nhằm giúp nghiên cứu và đề ra những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ, đẩy mạnh hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa – tín ngƣỡng dân gian và khai thác giá trị văn hóa phục vụ du lịch sẽ đƣợc trình bày rõ trong phần nội dung hƣớng đến các giải pháp khắc phục, đƣợc đề cập nội dung tiếp theo của chƣơng 3 .

Chƣơng 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)