Sự giao thoa văn hóa của tam giáo và tục thờ Mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 54 - 57)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Sự giao thoa văn hóa của tam giáo và tục thờ Mẫu

2.2.1. Sự giao thoa của Phật giáo trong tục thờ Mẫu

Trong tiến trình hình thành và phát triển tục thờ Mẫu dân gian đã có mối quan hệ gắn kết, tƣơng giao với các hiện tƣợng tín ngƣỡng và tôn giáo

khác, đặc biệt với Phật giáo. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, đạo Phật và tục thờ Mẫu dân gian luôn luôn gắn bó và có mối quan hệ tƣơng giao với nhau.

Sự giao thoa của tôn giáo Phật giáo trong tín ngƣỡng Mẫu đƣợc thể hiện khá sâu sắc từ truyền thuyết đến thần tích với các dẫn chứng cụ thể. Truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã nói về việc Mẫu quy y Phật, với thần tích giáng trần lần thứ ba tại núi Nga Sơn.

“…thấy Liễu Hạnh lộng hành như vậy, vua sai quan đến hỏi tội. Quân quan kéo theo cả bọn pháp sư đến đối phó nhưng tất thảy đều thua quay về. Vua cho mời Bát vị kim cương đều bị Liễu Hạnh đánh cho thua liểng xiểng. sau đó các vị này đã thỉnh Phật cho mượn phép thu phục…về sau Liễu Hạnh đã phải khuất phục và chịu thua về gặp vua xét xử, nhờ đức Quán Âm Bồ Tát ra tay cứu giúp, mẫu Liễu Hạnh đã quy y theo Phật…” [26, tr. 132]

Trong thần tích “ Sòng Sơn đại chiến” của Chu Mạnh Trinh, trận đại chiến diễn ra giữa phái Nội đạo với Tiên Chúa Liễu Hạnh là cơ hội để hình tƣợng Quán Âm Bồ Tát ra tay cứu giúp, khiến Tiên chúa quy y đã mở ra con đƣờng thâm nhập giữa Phật giáo và tín ngƣỡng Mẫu. Chính hình thái thâm nhập giữa Phật giáo và tín ngƣỡng Mẫu dân gian, đã tạo nên một hình thái ứng xử “ Tiền Phật, hậu Mẫu” trong tâm thức của ngƣời Việt từ bao đời nay.

Trong điện thần của Tam phủ, Tứ phủ xũng có sự giao thoa với đạo Phật, chiếm vị trí cao nhất là Quán Âm Bồ Tất trong điện thần tín ngƣỡng Mẫu. Hơn nữa, các pho tƣợng Mẫu đƣợc thờ cũng mang đậm nét của Phật giáo với các thế kết ấn pháp của nhà Phật, và cách ngồi kết tọa trên thƣợng điện. Các tƣợng quan không có các ấn pháp này.

Yếu tố Phật hóa trong tục thờ Mẫu còn đƣợc bộc lộ rõ trong các nghi lễ: Khi có bất cứ lễ lớn nào trong tín ngƣỡng Mẫu đều có mở đầu là lễ thỉnh Phật, trong các bài hát chầu văn thỉnh Mẫu và các giá chầu đều có yếu tố của Phật giáo với các câu Kinh, mật Chú: “ Lư hương xạ nhiệt, pháp giới mông huân, Chư Phật hải hội tất dao văn….”; “ khể thủ quy y tô tất đế, đầu điện

thỉnh lễ câu chi…”; “ nam mô A di đà Phật, thân kim sắc, tướng hảo quang minh, quang trung hóa Phật vô số ức…”

2.2.2. Giao thoa của Đạo giáo trong tục thờ Mẫu

Yếu tố Đạo giáo cũng thể hiện rõ nét trong tục thờ Mẫu của ngƣời Việt, với nghi lễ thoát tục thể hiện qua hầu Bóng, hầu đồng nhƣ việc: diễn xƣớng võ thuật, múa cờ, uống rƣợu, ngâm thơ, bình phú văn chƣơng.... Với các lối hát lẩy kiều trong chầu văn đã thể hiện rõ sự tiêu giao trong Đạo giáo.

Thể hiện rõ hơn khi tƣ duy cầu cúng đến các cõi tiên nhƣ: cõi Thiên phủ, Thoải phủ, Nhạc phủ, Địa phủ....để cầu xin những lộc tài, may mắn với các nghi thức tế lễ, dâng biểu sớ, lễ vật lên các cõi tiên. Việc cầu cúng này nhằm tìm đến sức mạnh của siêu nhiên rất mạnh của tục thờ Mẫu.

Sâu sắc hơn, chính tại phủ Tây Hồ linh thiêng này, đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa trạng Bùng gặp tiên nữ. Đó chính là mô thức trong Đạo giáo với các truyền thuyết “ Từ Thức gặp tiên”; Bích câu đạo quán” diễn ra trong cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, với hàng loạt câu chuyện mà các nhà văn đƣơng thời dù là Nho sĩ nhƣng ngả về Đạo giáo rất nhiều với “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ; “Việt điện u linh”; “ lĩnh nam chích quái”….đều thể hiện rõ yếu tố Đạo giáo trong tục thờ Mẫu.

2.2.3. Giao thoa của Nho giáo trong tục thờ Mẫu

Yếu tố Nho giáo trong tục thờ Mẫu cũng luôn thể hiện rõ trong thiết chế bài trí ngôi thứ của nhà Mẫu. Ngôi thứ này thể hiện rõ trật tự của một dạng tiểu triều đình với ban thờ Vua Cha Ngọc Hoàng, hai bên có Nam Tào, Bắc Đẩu, tiếp dƣới là có hội đồng các quan văn, quan võ. Đây là thiết chế đƣợc lấy từ Đạo Nho.

Nho giáo, có ảnh hƣởng sâu đậm với một hệ thống phong phú các dạng hoành phi; câu đối; văn tự; bia đá; các đạo sắc phong; bản văn hát chầu...tất cả để thấm sâu tƣ tƣởng và hình thức của Nho giáo.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, nếu tín ngƣỡng Mẫu tiếp nhận sự thâm mật và uy linh của đạo Phật, tìm đến cái tiêu giao của Đạo giáo và tìm đến khuôn vàng thƣớc ngọc của đạo Nho với các văn bản, sắc phong. Phủ Tây Hồ là nơi có sự giao thoa của Tam giáo này sâu sắc. Việc giao dịch với các cõi, giữa cõi ngƣời với cõi Thiên, Thoải, Địa phủ là câu chuyện của Đạo giáo.

Tìm đƣợc tinh hoa của Tam giáo mà tín ngƣỡng Mẫu đƣợc hình thành từ bản gốc là tín ngƣỡng thờ tổ tiên, hƣớng về cội nguồn, thờ Mẹ, suy tôn nữ thần và đƣợc đỡ bằng ba bệ đỡ của Tam giáo để tồn tại vĩnh cửu của tục thờ Mẫu của ngƣời Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)