8. Bố cục của luận văn
2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại di tích phủ Tây Hồ
2.4.3. Thực trạng tổ chức quản lý di tích phủ Tây Hồ
Quận Tây Hồ đƣợc thành lập tháng 1 năm 1995, nằm phía tây bắc của thành phố Hà Nội, diện tích tự nhiên là 2.400ha, dân cƣ quận Tây Hồ, theo thống kê dân số năm 2010 dân số là 138.204 ngƣời. Hiện nay trong quận Tây Hồ có tới 8 phƣờng trực thuộc gồm: phƣờng Yên Phụ, Quảng An, Bƣởi, Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thƣợng, Xuân La, Quảng An. Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế và sự đô thị hóa của quận Tây Hồ vẫn giữ gìn đƣợc văn hóa bản địa thông qua các chiến lƣợc bảo tồn và tu bổ tôn tạo các khu di tích lịch sử - văn hóa trong địa bàn của quận. Đặc biệt, phủ Tây Hồ đƣợc quy hoạch và tu tạo hàng năm luôn giữ gìn đƣợc cảnh quan môi trƣờng sinh thái cùng các giá trị nhân văn sâu sắc.
Ban quản lý di tích phủ Tây Hồ
Theo sự quản lý chung của khu vực Hồ Tây thì năm 2010, hồ Tây đã có có ban quản lý Hồ Tây trực thuộc UBND quận Tây Hồ do đích thân chủ tịch UBND quận làm trƣởng ban. Nhƣ vậy, quản lý Hồ Tây đƣợc giám sát, quản lý sẽ tạo điều kiện tốt cho Hồ Tây nói chung và các khu di tích xung quanh hồ đƣợc bảo tồn giữ gìn văn hóa và bản sắc tín ngƣỡng dân gian. Thúc đẩy cho hoạt động du lịch đƣợc phát triển và ngày càng xứng đáng với tiềm năng sẵn có của Hồ Tây. (phụ lục 5).
Để hoạt động bảo tồn và duy trì các hoạt động tín ngƣỡng theo quy định của Nhà Nƣớc đƣợc đúng đắn chủ trƣơng của Đảng các khu di tích thƣờng bầu ra ban quản lý di tích. Thƣờng mỗi ban di tích văn hóa – lịch sử thƣờng có một trƣởng ban di tích làm nhiệm vụ bao quát chung các công việc của khu di tích từ hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian của ngƣời dân, đến việc trùng tu tôn tạo di tích, an ninh trật tự, các hoạt động buôn bán xung quanh khu di tích. Đồng thời bố trí nhân nhân lực trong từng bộ phận và từng công việc thích hợp của ban di tích. Kiểm soát giám sát các hoạt động theo kế hoạch đã định.
Trong ban quản lý di tích phủ Tây Hồ do ông Trƣơng Công Đức làm trƣởng ban, còn có các thành viên phụ giúp trƣởng ban di tích nhƣ các công việc cụ thể hay còn gọi là chấp táp các công việc tại Phủ nhƣ các việc: an ninh phủ có 5 ngƣời thƣờng xuyên có mặt tại các ban thờ phủ chính để kiểm tra nhắc nhở hành vi, thái độ, trang phục khi đi lễ của nhân dân tại Phủ. Có 10 thành viên phục việc tại các điện thờ về hành hƣơng, nhanng đăng, hoa quả, bao sái các khu điện thờ luôn đƣợc khang trang là sạch sẽ. 2 ngƣời tại nhà khách và nhà bày lễ nhằm hƣớng dẫn khách thập phƣơng hành lễ và bày lễ trong đền, phủ.
BQLDT cũng cho biết thêm rằng phủ Tây Hồ trong những ngày lễ tết có tới hàng chục lƣợt du khách thập phƣơng đến lễ vì vậy càng phải làm gắt gao hơn trong việc an ninh trật tự trị an tại di tích. Ngoài hệ thống nhân lực BQLDT còn có lực lƣợng công an quận Tây Hồ và công an phƣờng Quảng An mặc áo thƣờng phục, ẩn danh khi có kẻ trộm cắp…và BQLDT cũng thực hiện 7 điều không tại di tích phủ Tây Hồ là:
Một là Không có việc xóc quẻ, giải quẻ bói toán Hai là không cờ bạc trá hình Ba là không cúng thuê Bốn là không có ăn mày, ăn xin xung quanh phủ Tây Hồ Năm là không có kẻ giả
sƣ mà hành nghề Sáu là không vứt rác bừa bãi Bảy là không có hành lễ hầu đồng trong Phủ
Thực hiện tốt đƣợc các công việc nêu trên thì BQLDT cũng nhƣ các ban ngành quản lý văn hóa – lễ hội nói chung và ngƣời dân làng Tây Hồ nói riêng mới có thể vừa giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân gian tín ngƣỡng thờ Mẫu, vừa có thể đảm bảo cho du khách hành hƣơng lễ Mẫu, tham quan vãn cảnh Tây Hồ ngày càng văn minh lịch sự trong công cuộc đang hiện đại hóa đất nƣớc.