Thực trạng về nguồn khách du lịch tại phủ Tây Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 78 - 80)

8. Bố cục của luận văn

2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch tại di tích phủ Tây Hồ

2.4.6. Thực trạng về nguồn khách du lịch tại phủ Tây Hồ

Với sự đa dạng phong phú về tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên, Hồ Tây là điểm du lịch luôn thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng du khách tham quan. Du khách đến đây bao gồm cả khách quốc tế và nội địa trong đó phản ánh rõ du khách trong nƣớc chủ yếu nhiều thành phần và các lứa tuổi khác nhau từ từ các cụ cao niên về tham quan với đất Phật – Mẫu, đến nhân viên công chức nhà nƣớc, và cả học sinh sinh viên, các thành phần trí thức khác đến vãn cảnh và đi cầu lễ tại Phủ Tây Hồ.

Trong đối tƣợng khách quốc tế Hồ Tây luôn là địa điểm lƣu trú lý tƣởng nhất vừa đẹp từ cảnh quan thiên nhiên, trong lành khí hậu cho đến hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, di tích tín ngƣỡng dân gian dày đặc và các làng nghề truyền thống đã thực sự thu hút họ. Khách đến đây chủ yếu là khách: Pháp; Mỹ; Anh; Nhật Bản; Hà Quốc; Trung Quốc…

Bên cạnh đó Hồ Tây còn thu hút một lƣợng khách lớn là Việt kiều. Tuy nhiên, số lƣợng khách vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch nơi đây. Phần lớn khách đến du lịch Hà Nội nói chung và Hồ Tây chủ yếu du lịch kết hợp với việc tìm kiếm thị trƣờng, cơ hội làm ăn và công tác định kỳ. Nhƣ vậy, để kéo dài thời gian và số lƣợng khách du lịch tại Hồ Tây thì các nhà tổ chức hoạt động du lịch cần có những chƣơng trình hấp dẫn và phù hợp với mục đích của họ.

Các tiêu chí để đánh giá nguồn khách du lịch tham gia loại hình du lịch tín ngƣỡng, cụ thể là đến phủ Tây Hồ, đƣợc thể hiện qua những tiêu chí sau: - Căn cứ vào độ tuổi khách du lịch. Trong loại hình du lịch này thƣờng thì đại đa số thuộc và nhóm độ tuổi là trung niên, những ngƣời đã về hƣu

- Căn cứ vào giới tính. Với loại hình du lịch tín ngƣỡng, đặc biệt là tín ngƣỡng thờ Mẫu thì chiếm thị phần lớn là nữ giới. Sở dĩ vì thói quen các bà, các cô thƣờng hay đi lễ nhiều hơn nam giới.

- Bên cạnh đó, còn có thể đánh giá theo tiê chí nghề nghiệp, địa vị xã hội, chuyên môn nghiên cứu. Tính ham muốn học hỏi, tìm hiểu và tự khám phá văn hóa của một số đối tƣợng du khách trong xã hội.

Với lợi thế tiềm năng du lịch phong phú về cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn, cùng với địa thế tại trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị cuả thủ đô Hà Nội, Hồ Tây nói chung và di tích Phủ Tây Hồ nói riêng, có thể trở thành một điểm du lịch tín ngƣỡng hấp dẫn du khách tham quan trong nƣớc và quốc tế với dịch vụ bổ sung đã đƣợc đề cập từ phần trƣớc cùng các sản phẩm phục vụ du khách thể hiện qua các chƣơng trình du lịch phong phú.

Chƣơng trình du lịch văn hóa tín ngƣỡng. Đó chính là những chƣơng trình có lịch trình tham quan đơn thuần từ trung tâm Hà Nội đến các di tích ven Hồ Tây, đặc trƣng chƣơng trình này chủ yếu là chƣơng trình tham quan du lịch trong nội thành Hà Nội.

Quản lý các hộ kinh doanh có gian hàng (hiện nay trong khuôn viên của Phủ Tây Hồ có 50 gian hàng), phục vụ ăn uống với đa số là các quán bán ẩm thực hồ Tây, bán vật phẩm đồ lễ và cung cấp dịch vụ tín ngƣỡng tại khu vực bên cổng của phủ đó là những yếu tố gián tiếp của sản phẩm dịch vụ tại khu di tích thờ Mẫu tại phủ Tây Hồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)