Giải pháp: Quy trình tổ chức du lịch tại các di tích thờ Mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 86 - 91)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tổ chức hoạt động du lịch

3.2.1. Giải pháp: Quy trình tổ chức du lịch tại các di tích thờ Mẫu

Để tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu đƣợc thành công và có nhiều ấn tƣợng với du khách, thì phải thực hiện đƣợc các bƣớc nhƣ sau: - Bƣớc 1: Khảo sát, thực địa các điểm du lịch tại các di tích thờ Mẫu ( quãng đƣờng, phƣơng tiện vận chuyển, đặc trƣng riêng của di tích, điểm dừng chân, đặc sản,...)

- Bƣớc 2: Lập kế hoạch xây dựng chƣơng trình du lịch theo hƣớng truyền thống và sáng tạo mới, nhằm mang lại nhiều ấn tƣợng cho du khách.

- Bƣớc 3: Xây dựng quy trình hƣớng dẫn tại các địa điểm di tích thờ Mẫu. Có hƣớng dẫn cụ thể nhƣ sau:

Theo lệ thƣờng, việc đầu tiên khi tới nơi thờ tự Mẫu là dâng lễ tại ban thờ thần linh Thổ địa trƣớc (gọi là lễ trình). Lễ này mang ý nghĩa là cáo yết Thổ địa nơi mình đến lễ.

Tiếp theo, dâng lễ tại các ban trong hậu cung, ban công đồng…Sau khi dâng lễ tại các ban thờ rồi hƣớng dẫn du khách thắp hƣơng tại lƣ hƣơng ở phía ngoài. Khi tiến hành lễ, cần phải dâng theo thứ tự sắp xếp từ cao đến thấp, từ trong hậu cung và ra ngoài:

Trong điện thần của tín ngƣỡng Mẫu đƣợc hình thành trên hệ thống các vị thần đƣợc thờ tự uy nghiêm. Đặc biệt, ban thờ Mẫu Tam toà đƣợc thờ vị trí cao nhất và cách nhận diện rõ ràng qua màu sắc ba miền vũ trụ.

Bên cạnh hệ thống điện thờ Tam Phủ còn có Tứ phủ bao gồm thêm Mẫu Địa quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống. Trong Tứ Phủ gọi là Địa Phủ, tƣợng Mẫu mặc trang phục màu vàng và ngồi dƣới hàng tƣợng Mẫu Tam Tòa.

- Lễ vật khi đặt lễ ban thờ Mẫu Tam Tòa gồm có (chi tiết tại phụ lục 1) Ban Công Đồng Tứ Phủ

Ban thờ bao gồm các lớp tƣợng nhƣ sau: Lớp tƣợng thứ nhất gồm Ngọc Hoàng Thƣợng Đế ngồi ở giữa, hai bên tả hữu là Nam Tào và Bắc Đẩu hầu cận. Lớp trƣợng thứ hai gồm Ngũ Vị Tôn Quan, phục hầu trong Tứ Phủ, đƣợc bài trí tƣợng ngồi ngang hàng nhau. Thứ tự và cách nhận biết (phụ lục 4)

- Lễ vật tại ban Công đồng: (chi tiết tại phần phụ lục 1)

Ban Thờ Chầu Bà

Ban Tứ phủ Chầu bà có chức năng giúp việc cho Thánh mẫu Tam tòa và Tứ phủ công đồng, cai quản các hàng Tiên ở các cõi giới. Cách nhận biết (chi tiết tại phần phụ lục 4)

- Lễ vật ban Chầu Bà:(chi tiết tại phần phụ lục 1)

Ban Thờ Các Ông Hoàng

Lớp tƣợng thứ ba là các Ông Hoàng: là những vị thần nguồn gốc là thiên thần và nhân thần có công đức với đấ nƣớc và nhân dân đƣợc tôn thờ, vinh

danh là các Ông Hoàng: Ông Hoàng Cả, Ông Hoàng Đôi, Ông Hòa Bơ, Ông Hòa Bảy, Ông Hòa Mƣời. Cách nhận biết (chi tiết tại phần phụ lục 4)

Lễ vật ban thờ quan Hoàng: (chi tiết tại phần phụ lục 1)

Ban thờ Năm Dinh (Ngũ Hổ)

Thƣờng trong các đền thờ Tứ Phủ thì ngay dƣới ban thờ Công Đồng là có ban thờ Ngũ Hổ, là năm ông Hổ trấn ở năm phƣơng và có năm màu theo ngũ hành. Có vai trò là quan lớn phục tùng cho Nhà Mẫu để trừng trị những kẻ ngỗ ngƣợc chống lại công lý.

Lễ ban này cần có 5 quả trứng vịt sống đặt trong đĩa muối và gạo, một miếng thịt mồi đƣợc khía thành năm phần không rời nhau (thƣờng là thịt lợn) để sống và cũng có thể thêm tiền vàng mã và tiền dƣơng đặt lễ (chi tiết tại phần phụ lục 1).

Ban Sơn Trang

Ban thờ Chúa Sơn Trang, có mƣời hai cô Thần nữ đi theo ứng với 12 cửa động sơn trang với các trang phục ngƣời dân tộc Mán, Mƣờng, Thổ… Trong đó có các Chầu nhƣ: Chầu Đệ Nhị, Chầu Lục, Chầu Mƣời và Chầu Bé hầu cận bên Mẫu Thƣợng Ngàn (chi tiết tại phần phụ lục 4).

Lễ gồm có bánh kẹo, trái quả đủ ngũ sắc, trầu cau, thuốc lá, chè, chai rƣợu nhỏ, hoa tƣơi, tiền âm chinh, tờ bạc ngân xuyến và đôi nến đỏ hƣơng thắp tiền dƣơng lẻ, có thể có thêm sớ tâu chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ vỏ sớ màu xanh lá cây. Khi có tiệc lớn sắm cỗ mặn gồm những đồ đặc sản Việt Nam nhƣ: 15 con cua, 15 ốc, 15 tôm, 15 cá.. luộc hoặc rán chín và 15 quả ớt, 15 chanh quả…Con số 15 này tƣơng ứng với 15 vị đƣợc thờ tại ban Sơn Trang là: 01 vị Chúa, 02 vị Chầu Bà, 12 Cô thị nữ Sơn Trang theo hầu (chi tiết tại phần phụ lục 1).

Ban thờ Trần triều

Là ban thờ Trần Hƣng Đạo Vƣơng , hai bên có thờ Đệ Nhất Vƣơng Cô, Đệ Nhị Vƣơng Cô. Nhiều nơi có thể thờ thêm Phạm Ngũ Lão và Trƣơng Hán Siêu…các quan văn quan võ nhà Trần.

Lễ vật tại ban thờ Trần triều: (chi tiết tại phần phụ lục 1)

Ban thờ Cô, thờ Cậu

Các Cô đƣợc thờ trong tín ngƣỡng Mẫu bao gồm: Cô Đệ Nhất Thƣợng Thiên., Cô Đôi Thƣợng Ngàn, Cô Bơ Thoải Cung, Cô Tứ Ỷ La., Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Sơn Trang, Cô Bảy Kim Giao Cô Tám Đồi Chè, Cô Chín Sòng Sơn, Cô Mƣời Mỏ Ba, Cô Bé Thƣợng Ngàn. Cậu Hoàng Cả, Cậu Hoàng Đôi, Cậu Hoàng Bơ, Cậu Hoàng Tứ, Cậu Bé bản đền, Cậu Bé Đồi Ngang – Cậu Hoàng Quận. cách nhận biết (chi tiết tại phần phụ lục 4).

- Lễ vật khi lễ thì thƣờng gồm: Oản, trái quả, hƣơng hoa, hia, hài, nón, áo mũ hàng mã, gƣơng lƣợc đồ chơi búp bê (ban Cô), xe hơi (ban Cậu) và những đồ chơi cho trẻ con khác, chè, sữa, và vàng nhỏ bốn màu dành cho Cô và màu trắng dành cho Cậu. Những lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và đƣợc bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt trông rất ngộ nghĩnh nhƣ những thứ đồ thật (chi tiết tại phần phụ lục 1).

Ban thờ Ông Cai Bản Cảnh (hay Bản Đền)

Ban thờ những vị thần cai quản phạm vi của ngôi đền giám sát việc không cho ma tà quỷ quái vào quấy phá nghi lễ hay lễ vật của nhà đền và trừng trị những kẻ ngỗ nghịch báng bổ đến thần linh làm hại đến đền. Ông có trang phục của một võ tƣớng oai phong. Lễ vật khi đặt ban này gồm có: Hƣơng hoa, tiền vàng mã và trầu cau, trái quả, bánh kẹo, tiền vàng mã (chi tiết tại phần phụ lục 1).

Bà Chúa bản đền

Ban thờ này thờ Bà Chúa bản đền có nhiệm vụ là giám sát soi xét việc sắm lễ, lên hƣơng của cá tín đồ tham ra hành lễ trong đền đó. Bà mặc áo của quí tộc đầu vấn tóc chít khăn. Lễ vật đặt ban này gồm có: Hƣơng hoa, tiền vàng mã và trầu cau, trái quả, bánh kẹo, tiền vàng ngân xuyến bằng mã (chi tiết tại phần phụ lục 1).

Chỉ sau khi dâng lễ xong tại các ban thờ thì mới đƣợc thắp hƣơng. Khi làm lễ, cần phải dâng lễ theo thứ tự sắp xếp từ cao đến thấp, từ trong ra ngoài, từ ban thờ sau:

Ban Hậu cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu Ban Tứ Phủ Công Đồng

Ban thờ Năm Dinh Ban Ông Hoàng Ban Đức Thánh Trần

Ban Sơn Trang thờ Chúa Thƣợng Ngàn và các vị Chầu Bà Ban thờ thập nhị Tiên cô

Ban thờ thập nhị Thánh Cậu Ban thờ Bà Chúa Bản đền Ban thờ ông Cai Bản Cảnh

Cũng lƣu ý rằng tại một số ngôi đền cũng có ban thờ Phật Quán Âm Bổ Tát nên chúng ta phải dâng lễ Phật trƣớc (tiền Phật hậu Mẫu). Bên cạnh các ban thờ nói trên cũng ở một số nơi tâm linh thờ Mẫu có các nhà thờ hoặc tháp thờ ngƣời có công xây dựng bảo tồn công trình kiến trúc nơi đó, nên chúng ta có thể đi lễ tại các ban này.

Trình tự hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết tuần hƣơng, có thể viếng thăm phong cảnh nơi thờ tự tại đó. Khi thắp hết một tuần hƣơng có thể thắp thêm một tuần hƣơng nữa. Thắp hƣơng xong vái 3 vái trƣớc mỗi ban thờ sau đó hạ lễ cảu mình, hạ tiền vàng mã đem ra nơi háo vàng để hóa và cũng cần hóa từng lễ một, từ lễ ban thờ chính đến ban thờ ở điện Cô, điện Cậu.

Để tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận thì việc xây dựng các chƣơng trình du lịch hấp dẫn vói những nội dung tham quan, hành lễ và cầu an cho đoàn khách một cách bài bản là điều quan trọng và khác biệt với các chƣơng trình du lịch đơn

thuần. Tác giả xây dựng và giới thiệu một số chƣơng trình du lịch tín ngƣỡng thờ Mẫu [phụ lục 8].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp Phủ Tây Hồ) (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)