2.1.2 .Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam
3.4. Một số khuyến nghị
Để tiếp tục nâng cao đổi mới chất lượng thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên cho mọi tầng lớp nhân dân được biết và tự giác thực hiện, chúng tôi xin có một số khuyến nghị:
1. Đối với Chính phủ: Tiếp tục có những đổi mới hơn nữa trong các văn bản pháp luật về BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng theo hướng lấy HSSV là trung tâm cho việc phát triển sức khỏe học đường.
2. Có những văn bản chỉ đạo định hướng các cơ quan thông tấn báo chí đa thường xuyên truyền tải những thông tin về BHYT học sinh, sinh viên, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm của báo chí trong việc nâng cao sức khỏe học đường.
3. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam: đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đổi mới phương pháp tuyên truyền, lấy cơ quan báo và Tạp chí của ngành là công cụ đắc lực cho việc đổi mới
công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT và đặc biệt là BHYT học sinh, sinh viên.
4. Ngành Giáo dục & Đào tạo phối hợp với ngành y tế nâng cao chất lượng y tế học đường, tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe và pháp luật BHYT để mọi HSSV tự giác tham gia và vận động các thành viên khác cùng tham gia.
5. Các cơ quan báo chí: thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trao đổi, phổ biến các văn bản quy định mới, tổ chức các cuộc đi khảo sát ở cơ sở để nhà báo, phóng viên chuyên trách tiếp xúc với thực tiễn, nhằm trang bị những cái nhìn mới, kiến thức mới, bổ ích phục vụ trực tiếp cho công việc tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên.
6. Các báo in và báo điện tử cần đa dạng hóa nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải, nâng cao chất lượng nội dung thông tin đấu tranh, phản biện xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt, cần tăng cường thông tin về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHYT và thông tin hướng dẫn về thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHYT học sinh, sinh viên;
7. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên những người làm báo cần phải có kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, trong đó có lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên khi đưa tin cần bám sát định hướng phát triển chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;
8. Các báo in và báo điện tử cần xây dựng chuyên mục riêng, tăng cường dung lượng, tần xuất, nhất là trong những thời điểm chính sách BHYT học sinh, sinh viên có sự thay đổi; có thể tổ chức các buổi tọa đàm; sử dụng đa dạng, linh hoạt thể loại báo chí, nhất là tin tức, phóng sự, phỏng vấn, điều tra, cải tiến, nâng cao chất lượng bài phản ánh, bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải.