Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 104)

2.1.2 .Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam

3.3. Một số giải pháp

3.3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về Bảo

về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Để thực hiện và phát triển BHYT học sinh, sinh viên đạt kết quả tốt cần tuyên truyền để HSSV, phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc tham gia BHYT học sinh, sinh viên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo, sự phát triển cũng như tương lai cuộc sống của con em mình. Để chính sách BHYT được tuyên truyền sâu rộng và thực sự hiệu quả làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, ý thức từ đó để HSSV, phụ huynh và của cả hệ thống chính trị ở địa phương, công tác tuyên truyền phổ biến cần tiếp tục tăng cường đẩy mạnh theo hướng: Cơ quan BHXH phải chủ động xây dựng

chương trình, kế hoạch phối hợp với các Ban, ngành các tổ chức chính trị, đoàn thể ở địa phương như: Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Giáo dục & Đào tạo…Đặc biệt là các cơ quan thông tin đại chúng như Báo in, báo điện tử, Đài phát thanh và truyền hình, hệ thống truyền thanh ở địa phương, các trường học để tuyên truyền sâu rộng về phạm vi quyền lợi BHYT đến học sinh, sinh viên, phụ huynh HSSV nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chính sách pháp luật về BHYT. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào một số nội dung và phương pháp chủ yếu như sau:

+ Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, ngành giáo dục trong việc Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT đặc biệt là chính sách BHYT học sinh, sinh viên.

+ Giải thích, cung cấp đầy đủ thông tin cho HSSV, các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHYT bắt buộc.

Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền gồm:

+ Xây dựng chuyên trang, chuyên mục an sinh xã hội trên Báo in, báo điện tử, Đài phát thanh và truyền hình, các trường học về chính sách pháp luật về BHYT đề học sinh, sinh viên, phụ huynh và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế chính sách; về ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ của công chức, viên chức ngành BHXH. Khuyến khích những người trong và ngoài ngành viết bài tuyên truyền về chính sách BHYT đặc biệt về BHYT học sinh, sinh viên.

Trong công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHYT, cần làm rõ mối quan hệ ba bên trong công tác phát triển BHYT học sinh (học sinh, phụ huynh HSSV, các trường học và cơ quan BHXH). Đây là mối quan hệ cơ bản liên quan trực tiếp đến thu, nộp và thực hiện chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT học sinh, sinh viên. Vì thế công tác tuyên truyền phải thể hiện được đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. Làm tốt công tác

tuyên truyền, giải quyết kịp thời quyền lợi cho HSSV đúng quy định pháp luật sẽ góp phần quan trọng làm chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, hiểu biết đến tự giác tham gia BHYT học sinh, sinh viên cho con em mình.

- Các cơ quan báo in, báo điện tử mà cụ thể ở đây là báo Lao động, báo điện tử Dân trí và báo VmExpress cần tập trung tuyên truyền , phổ biến về chính sách BHYT học sinh, sinh viên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Ngoài ra, cần xây dựng các số chuyên đề, chuyên trang, tọa đàm, tư vấn tuyên truyền về chính sách BHYT học sinh, sinh viên; triển khai các hoạt động tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên như: tư vấn, đối thoại, tọa đàm, tuyên truyền trực quan, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên; Trang tin điện tử BHXH các tỉnh đẩy mạng, tăng cường số lượng tin, bài tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên; tổ chức đánh giá, kịp thời biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên.

- Báo Lao động, báo điện tử Dân trí, Vnexpress cần tăng cường số lượng tin, bài tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên và phát hành các số báo, chuyên mục đặc biệt dành riêng cho công tác tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên.

Báo Lao động, Dân trí, VnExpress, và các cơ quan báo chí khác cần : Tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung; đổi mới hình thức tuyên truyền, tăng diện tích, thời lượng, đăng phát các tin, bài, cung cấp thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên; tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại, giao lưu trực tuyến với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực BHYT học sinh, sinh viên để giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm tham gia BHYT; Tăng cường thông tin, tuyên truyền, tạo diễn đàn trên báo chí, vận động các chuyên gia, người lao động, người dân và cộng đồng xã hội có thể phản biện những điểm bất cập nhằm

xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)