Các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 104 - 106)

2.1.2 .Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam

3.3. Một số giải pháp

3.3.4. Các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong

trong việc chủ động, tích cực cung cấp thông tin

Đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền BHYT có vai trò quan trọng, là nơi tổ chức, đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, bởi vì khi đã có đường lối, chủ trương đúng thì việc tổ chức thực hiện đường lối đó như thế nào để đưa chủ trương, đường lối đi vào cuộc sống sẽ phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ tốt hay kém. Nâng cao chất lượng thông tin BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ cán bộ tổ chức công tác tuyên truyền trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam.

Nhanh chóng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam; cần có biện pháp trước mắt và chiến lược lâu dài nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện có chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức, đủ tầm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

TS. Trần Bá Dung, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam trong trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn cho rằng: “Báo in và báo điện tửlà hai loại hình báo chí có những ưu thế và nhược điểm riêng, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự tích hợp, liên thông, phát huy những điểm mạnh của truyền thông đa phương tiện là hết sức cấn thiết. Với đặc thù riêng của BHYT học sinh, sinh viên, theo tôi, muốn nâng cao hơn chất lượng thông tin về lĩnh vực này các cơ quan liên quan phải thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Cụ thể, Ngành BHXH phải chủ động, tích cực và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, trong đó phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan báo chí, kịp thời cung cấp thông tin cho nhà báo hiểu biết sâu sắc về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là khi có những quy định mới. Từ đó, nhà báo

mới có thể sáng tạo được những tác phẩm có giá trị, tuyên truyền đúng, trúng, hay vấn đề Ngành đang cần, xã hội và người dân cũng muốn nắm bắt, tìm hiểu để biết và thực hiện”.

Qua khảo sát thực tiễn cho thấy việc tổ chức bộ máy chuyên trách công tác tuyên truyền của ngành BHXH còn nhiều hạn chế; chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chưa có sự chỉ đạo, thực hiện công tác này một cách thường xuyên và đồng bộ, nhất là vào những thời điểm cần có sự tập trung đẩy mạnh thông tin theo trọng tâm, trọng điểm. Hiện tại, BHXH Việt Nam đã thành lập Trung tâm Truyền thông ở cơ quan Trung ương, nhưng lãnh đạo Trung tâm và hầu hết các phòng nghiệp vụ, đến các chuyên viên đều chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ báo chí, truyền thông. Ở BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới chỉ có thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có phòng tuyên truyền riêng, còn lại 61/63 tỉnh, thành phố chủ yếu do Văn phòng đảm nhiệm, do đó việc tổ chức công tác thông tin tuyên truyền rất lúng túng, hiệu quả không cao. Khắc phục tình trạng này, cần chọn lựa cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền BHYT có khả năng tổ chức công việc, am hiểu sâu sắc chế độ, chính sách BHYT; có khả năng giao tiếp với báo chí; có năng lực biên tập, viết báo, xử lý thông tin.

- Khắc phục tình trạng để báo chí bị động trong thu thập và xử lý thông tin về BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng, dẫn đến tình trạng thông tin thiếu kịp thời, không chuẩn xác, đôi khi gây phản ứng của công luận, BHXH Việt Nam cần chủ động hơn trong tổ chức họp báo, họp cộng tác viên, mời dự các hội nghị, hội thảo của ngành kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh sinh viên nói riêng, xây dựng đề án riêng về công tác truyền thông, tuyên truyền.

- Công tác truyền thông cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ,

đảng viên... và thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia. Ngoài ra cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực BHYT và phát triển hơn nữa trong nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

- Kiện toàn, bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền tại BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo 100% BHXH các tỉnh, thành phố đều có cán bộ Tuyên truyền chuyên trách. Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên về BHYT theo chủ đề, chủ điểm. Chú trọng công tác kiểm tra gắn với việc hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

- Kế thừa, phát huy những kết quả, kinh nghiệm đã có, khắc phục những hạn chế trong phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc thông tin BHYT học sinh, sinh viên, ngành BHXH cần tổng kết đánh giá các chương trình hợp tác với các cơ quan báo chí trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tiếp tục ký kết các chương trình hợp tác có hiệu quả, nhưng với những cam kết trách nhiệm tổ chức thu thập, xử lý, biên tập, đăng tải, nâng cao chất lượng thông tin BHYT học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)