Nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 110)

2.1.2 .Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam

3.3. Một số giải pháp

3.3.6. Nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách

Theo GS.TS. Đào Văn Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên Giáo trung ương “BHYT học sinh, sinh viên có đặc thù riêng, là đối tượng tham gia đông đảo với khoảng 25 triệu HSSV hàng năm trong toàn quốc; kết quả thực hiện phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết của bản thân các em và ý thức tuân thủ pháp luật của các gia đình, trách nhiệm thực thi của hệ thống giáo dục, đào tạo, nhà trường và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của cả hệ thống chính trị.

Để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí, nhất là báo in, báo điện tử, theo tôi bản thân cơ quan BHXH phải chủ

động, hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan báo chí trong cung cấp thông tin, nhất là những thời điểm chính sách, pháp luật có sự thay đổi lớn, tác động tới mọi người, mọi nhà; cơ quan báo chí cần chủ động nắm bắt, hiểu sâu mục đích, ý nghĩa chiến lược của chính sách BHYT đối với học sinh, sinh viên; từ đó phân công phóng viên theo dõi lĩnh vực này viết tin bài cần chính xác, đúng đường lối, chính sách và, khách quan, công tâm, có khen có chê trên tinh thần xây dựng”. (Phỏng vấn sâu GS.TS. Đào Văn Dũng, Nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên Giáo trung ương, thực hiện vào tháng 8/2016).

Có thể khẳng định rằng việc coi trọng và tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết về BHYT học sinh, sinh viên cho đội ngũ cộng tác viên là giải pháp nhằm nâng cao năng lực của người phóng viên trực tiếp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên tới công chúng. BHYT là chính sách xã hội lớn, trong đó có những lĩnh vực mang tính chuyên ngành sâu, những quy định của pháp luật về các chế độ trợ cấp BHYT bắt buộc, BHYT học sinh, sinh viên liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia hết sức nhạy cảm, đòi hỏi thông tin phải chính xác, chân thực. Do đó, nếu người phóng viên này hiểu sâu về chế độ, chính sách, pháp luật sẽ tự tin, chủ động khai thác đề tài, nhanh chóng, kịp thời chuyển tải thông tin tới công chúng.

Về vấn đề này ThS. Dương Ngọc Ánh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí BHXH cho rằng: “Để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí nói chung và báo in, báo điện tử nói riêng, theo tôi, vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm vẫn là con người: Cần tăng cường đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên có kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, trong đó có lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Cán bộ, phóng viên, biên tập viên khi đưa tin cần bám sát định hướng phát triển chính sách của Đảng, pháp luật của nhà

nước. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên, cần chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tác nghiệp”.(Phỏng vấn sâu ThS. Dương Ngọc Ánh – Phó Tổng biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội về giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử. Thực hiện tháng 9/2016)

Muốn báo chí chủ động trong việc phát hiện đề tài, tổ chức các tác phẩm báo chí phản ánh nhanh, đúng, trúng, hay về những vấn đề BHYT học sinh, sinh viên đang đặt ra, người phóng viên phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT. Những phóng viên báo chí được phân công chuyên trách theo dõi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội có nhãn quan chính trị tốt, nhưng cái thiếu nhất ở họ là sự am hiểu về các chế độ, chính sách BHYT và thực tiễn sáng tạo tác phẩm về đề tài này. Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, coi họ là những cộng tác viên gắn bó, là “cánh tay nối dài” của mình tại cơ quan báo chí, thường xuyên cung cấp thông tin, dữ liệu cả về lý luận và thực tiễn thực hiện các chế độ, chính sách BHYT cho họ.

Ngành BHXH, Bộ Giáo dục & Đào tạo cần thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, trao đổi, phổ biến các văn bản quy định mới, tổ chức các cuộc đi khảo sát ở cơ sở để nhà báo, phóng viên chuyên trách tiếp xúc với thực tiễn. Chính những điều này trang bị cho họ những cái nhìn mới, kiến thức mới, bổ ích phục vụ trực tiếp cho công việc tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)