2.1.2 .Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam
3.3. Một số giải pháp
3.3.5. Hợp tác chặt chẽ, phát huy hiệu quả các cơ quan báo chí quốc gia
Để thông tin về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử thực sự có hiệu quả, phổ biến trên toàn quốc thì bên cạnh những giải pháp nêu trên, các cơ quan báo chí cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo có kế hoạch cụ thể triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên một cách khoa học, bài bản, thường xuyên, liên tục.
Cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp tuyên truyền giữa BHXH Việt Nam và các cơ quan báo chí, đặc biệt cần chú trọng chủ động ký kết
Chương trình phối hợp tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên để tiến tới lộ trình BHYT toàn dân.
Các cơ quan truyền thông báo chí, đặc biệt là các cơ quan truyền thông quốc gia cần chú trọng hơn nữa trong việc ký kết các chương trình phối hợp với BHXH Việt Nam để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng để hàng ngày trên sóng của Đài Phát thanh, Đài truyền hình ở Trung ương và địa phương, trên các mặt báo đều có tin, bài, phóng sự, tọa đàm, chuyên mục; tăng số lượng tin, bài về BHYT học sinh, sinh viên được đăng tải trên các đầu báo.
Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền giữa BHXH Việt Nam và các cơ quan truyền thông quốc gia một cách chủ động, kịp thời với nội dung và hình thức phù hợp, có tính thuyết phục theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHYT. Các hình thức tuyên truyền cần được thể hiện phong phú, đa dạng hơn như đưa tin, phóng sự, phỏng vấn, toạ đàm, chuyên mục, đối thoại trực tiếp, tư vấn trực tiếp, đăng bài tổng thuật các sự kiện…, Thông qua các các kênh truyền thông, đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, có thể hiểu biết hơn về chính sách BHYT. Các chương trình phát thanh, truyền hình, các chuyên mục về BHYT trên báo in, báo điện tử của các đơn vị là diễn đàn để người dân bày tỏ những thắc mắc đối với các cơ quan chức năng, là cầu nối giữa Ngành BHXH với người dân.
Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Trang thông tin Điện tử BHXH Việt Nam là các cơ quan truyền thông của BHXH Việt Nam, trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cần phát triển hơn nữa trong việc tuyên truyền, phổ biến, chính sách, pháp luật đến công chúng, tăng số lượng tin, bài, chuyên trang, chuyên mục và nội dung thông tin cần đa dạng và phong phú hơn, sáng tạo hơn. Báo BHXH, Tạp chí BHXH cần thường xuyên đăng tải các chuyên đề, phóng sự, tin, bài tuyên
truyền về kết quả thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT học sinh, sinh viên; tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến chính sách BHYT học sinh, sinh viên cho các bậc phụ huynh.
Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cần chú trọng đến tuyên truyền trên Trang Thông tin điện tử của Ngành và của BHXH các tỉnh, thành phố. Trang Thông tin điện tử BHXH Việt Nam cần phản ánh kịp thời các hoạt động của Ngành, đặc biệt là tập trung vào quá trình thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT học sinh, sinh viên.
Việc tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên của các đơn vị còn thiếu tính hệ thống, toàn diện về nội dung giữa các chuyên mục và giữa các kênh, do vậy, các cơ quan báo chí cần phối hợp với BHXH Việt Nam để tạo thành những đợt tuyên truyền sâu, rộng, hoặc mang tính tổng lực để tạo hiệu quả tuyên truyền cao.
Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHYT học sinh, sinh viên. Đồng thời nâng cao hiệu quả các chương trình phối hợp tuyên truyền giữa BHXH Việt Nam với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và các cơ quan thông tấn báo chí.