Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 93)

2.1.2 .Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam

2.6. Tiểu kết chƣơng 2

Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó sử dụng kỹ thuật phỏng vấn có trọng tâm một số các lãnh đạo của BHXH Việt Nam, một số cơ quan báo chí và điều tra xã hội học 511 phụ huynh học sinh, trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy:

 Trong thời gian 01 năm từ tháng 10/2014 - 10/2015, số lượng tác phẩm có nội dung thông tin về BHYT là 63 bài, trong đó số lượng bài có thông tin về BHYT học sinh sinh viên được công bố và đăng tải là 62 bài trên các báo Lao động, Tạp chí BHXH, báo điện tử Dân trí, báo điện tử VnExpress; Tạp chí BHXH Việt Nam có số lượng bài đăng nhiều nhất chiếm 53,2%;

 Thể loại được các nhà báo lựa chọn nhiều nhất là thể loại bài phản ánh (31 bài), chiếm 50%; sau đó đến thể loại tin (19 tin), chiếm 31,3%; phỏng vấn và bình luận, xã luận, tương ứng chiếm từ 3,1 - 6,2 – 8,1%. Thể loại xã luận và phóng sự chỉ xuất hiện trên Tạp chí BHXH với tỷ lệ là 1,5% tương ứng với 1 bài xã luận và 2 bài phóng sự (3,1%). Việc sử dụng các thể loại trên giữa các báo cũng có sự khác biệt rõ rệt.

 Báo chí cũng có một số nhược điểm, hạn chế trong công tác thông tin, tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là thời điểm có những thay đổi trong chính sách, pháp luật về lĩnh vực này đã chưa kịp thời phản ánh đến độc giả, một số báo chí đã có những thông tin chưa thật khách quan, làm “nóng” tình hình một cách thiếu thận trọng. Vì vậy báo chí cần thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của mình theo quy định của pháp luật, thể hiện đúng vị trí, vai trò là cơ quan ngôn luận, diễn đàn của xã hội, thực hiện tốt sứ mệnh là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể, đi trước, đón đầu và thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng dư luận, giúp cho người dân có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn đối với việc tham gia BHYT học sinh, sinh viên.

 Báo in và báo điện tử vẫn là phương tiện truyền thông có vai trò nổi trội hơn so với các phương tiện khác trong cung cấp thông tin BHYT học sinh, sinh viên cho công chúng (23,61% tiếp nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên qua báo in và báo điện tử; 26,98% qua truyền hình). Tỷ lệ tiếp nhận thông tin qua Hội nghị (5,36%), hội thảo là thấp nhất (7,74%).

 Mức độ quan tâm về những thông tin BHYT học sinh, sinh viên của phụ huynh đối với vấn đề BHYT học sinh, sinh viên là rất lớn, có tới 23,6% ý kiến cho rằng rất quan tâm, 55,6% thường xuyên quan tâm. Tỷ lệ ít quan tâm là 19,7% và không quan tâm chiếm tỷ lệ chỉ có 1,1%.

 Chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí in và báo điện tử là đáp ứng được yêu cầu, trong đó có 5,95 ý kiến là rất tốt và 43,7% ý kiến cho rằng chất lượng thông tin tốt; 39,6% ý kiến cho rằng chất lượng bình thường và chưa đạt yêu cầu là 10,8%.

 Những nội dung thông tin quan tâm nhất về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử là thông tin quy định liên quan đến quyền lợi, trách nhiệmchiếm 40,13%. Thể loại báo chí thích đọc nhất là thể loại tin tức được quan tâm nhiều nhất chiếm tới 49,4%; đứng thứ hai là thể loại phóng sự 17,46%.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BẢO HIỂM Y TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)