Sự phát triển và bước đổi mới Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên ở nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên

1.2.3. Sự phát triển và bước đổi mới Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên ở nước

ở nước ta

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên, ngay từ năm 1994, khi chính sách BHYT ở nước ta mới triển khai được trên một năm, Đảng và

Chính phủ ta đã sớm quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và phát triển BHYT học sinh, sinh viên.

TS.Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà bá Việt Nam khi được tác giả Luận văn phỏng vấn sâu (tháng 8/2016) cũng đã nhận định:

“Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ trong hệ thống trường học các cấp là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Những năm đầu đổi mới, xóa bỏ bao cấp, thiếu kinh phí, nhân lực, công tác y tế trường học gặp nhiều khó khăn; những yếu tố mới và mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh, các bệnh học đường ngày càng gia tăng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội.

Với bản chất nhân ái, nhân văn sâu sắc, không vì lợi nhuận mà xuất phát từ ý nghĩa, mục đích tốt đẹp vì sức khỏe thế hệ trẻ và mục tiêu giáo dục toàn diện, BHYT học học, sinh viên đã vượt qua những bước thăng trầm, nhận được sự đồng thuận của xã hội và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân”.

Với bản chất nhân văn, ưu việt và ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, chính sách BHYT học sinh, sinh viên đã vượt qua những bước thăng trầm và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sau 20 năm thực hiện theo cơ chế tự nguyện, chính sách BHYT cho đối tượng đặc biệt này đã chính thức chuyển thành bắt buộc tham gia theo quy định của Luật sửa đổi một số điều của Luật BHYT được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 thông qua, hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.

Theo quy định của Luật, bên cạnh việc miễn phí tiền đóng BHYT cho học sinh, sinh viên là thân nhân quân đội, công an, người nghèo, cùng toàn bộ trẻ em dưới 6 tuổi, Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt tới đối tượng học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước, thông qua việc hỗ trợ 30% mức đóng BHYT; với mong muốn tất cả các em đều được hưởng quyền an sinh về BHYT, để có sức khỏe học tập, rèn luyện, đóng góp công sức, trí tuệ dựng xây đất nước .

Từ 01/01/2015 khi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành, BHYT học sinh đã chính thức chuyển thành BHYT bắt buộc.Thực hiện Luật BHYT (năm 2008) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (năm 2014), mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên bằng 6% mức lương cơ sở.

Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đã quy định mức đóng của BHYT học sinh, sinh viên là 3% mức lương cơ sở. Do đó, từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 - 2015, học sinh, sinh viên tham gia BHYT đóng mức phí bằng 3% mức lương cơ sở.

Thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2014-NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đã quy định mức đóng là 4,5% mức lương cơ sở (tăng từ 3% lên 4,5). Để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh, học sinh, tại Nghị định này, Chính phủ đã quy định hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 12 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Đồng thời, Chính phủ cũng quy định tại Điều 11, Chương IV về Điều khoản chuyển tiếp: “Học sinh, sinh viên tham gia đóng BHYT cho cả năm học 2014 - 2015 thì không phải truy thu đóng phần chênh lệch theo mức đóng BHYT quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 2 Nghị định này”.

Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT theo quy định của Luật BHYT và Nghị định số 105 của Chính phủ quy định cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 06 tháng hoặc một năm một lần nộp vào Quỹ BHYT (Khoản 5, Điều 2). Căn cứ quy định của Luật BHYT và các văn bản dưới Luật, việc tăng mức đóng là đúng quy định và phù hợp với mặt bằng chung giữa các nhóm đối tượng tham gia

BHYT. Việc thực hiện thu BHYT học sinh, sinh viên 06 tháng hoặc 01 năm cũng đã được các cơ quan quản lý cân nhắc, tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện ở cơ sở.

Điều cần quan tâm là theo quy định của Luật BHYT mới, do có khoản hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho học sinh, sinh viên nên việc thực hiện BHYT cho đối tượng này từ năm học 2015 - 2016 không thực hiện theo năm học mà theo năm tài chính. Từ đó, việc thu phí đóng BHYT học sinh, sinh viên cho năm 2016 phải thu cả 03 tháng cuối năm 2015 (do năm trước thực hiện theo năm học đã thu đến tháng 09/2015) cùng với 12 tháng của năm 2016, như vậy dẫn đến việc thu 15 tháng cho năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Và thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2016. Tùy theo tình hình thực tế, việc thực hiện thu BHYT học sinh, sinh viên theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được các địa phương thực hiện, có thể thu làm các đợt cho phù hợp.

Tuy nhiên, bước vào năm học mới 2015 - 2016, vốn học sinh, sinh viên đã chịu nhiều áp lực các khoản thu đầu năm, nay thêm việc tăng mức đóng lại trùng với việc thu gộp nhưng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện chưa lường hết những khó khăn, trở ngại và chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến tại cơ sở trước khi tiến hành, đã dẫn tới việc phản ứng của dư luận và Ngành BHXH Việt Nam đã kịp thời lắng nghe, tiếp thu, điều chỉnh, giúp cho việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên đi vào ổn định và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)