1.3. Mối quan hệ giữa báo chí với Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên
1.3.2. Báochí với công tác truyền thông về chính sách Bảo hiểm y tế
Báo chí ở nước ta là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, báo chí ở nước ta luôn quan tâm thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ truyền
thông về các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến sức khỏe, cuộc sống dân sinh, vì an sinh xã hội, như chính sách BHYT.
Qua khảo sát cho thấy, ngay từ khi chính sách BHYT được thí điểm ở phạm vi hẹp từ năm 1989, đến thực hiện rộng rãi từ năm 1992, nhất là khi Quốc hội ban hành Luật BHYT năm 2008 và sửa đổi, bổ sung năm 2014, báo chí luôn đồng hành và có nhiều đóng góp đưa chính sách này đi vào cuộc sống.
Báo chí truyền thông về BHYT tập trung vào các nội dung: chuyển tải chủ trương, chính sách và quy định của pháp luật về BHYT tới các tầng lớp cán bộ, nhân dân; biểu dương nhân rộng gương tốt, điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện; đấu tranh chống tiêu cực, trục lợi quỹ; tham gia giám sát, phản biện, góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHYT...
Từ một chính sách mới, người dân chưa hiểu biết về ý nghĩa, mục đích, quyền lợi, trách nhiệm tham gia, báo chí đã tích cực truyền thông từng bước nâng cao nhận thức, tác động thay đổi hành vi, tự giác chấp hành, giúp cho chính sách này phát triển nhanh chóng. Chỉ trong vòng 20 năm, BHYT đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, từ không đến có, đến năm 2016 gần 80% dân số nước ta đã có BHYT. Định hướng tiến tới BHYT toàn dân ngày càng được các cấp, các ngành đồng thuận, ủng hộ, coi đó là giải pháp hữu hiệu, phù hợp với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong nền kinh tế thị tr- ường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thành công này có sự đóng góp rất lớn của các cơ quan truyền thông đại chúng, trong đó báo chí là lực lượng trọng yếu nhất.