1.3. Mối quan hệ giữa báo chí với Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên
1.3.3. Vai trò của báo in, báo điện tử đối với thông tin đổi mới chính sách
sách Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên là một đối tượng tham gia có đặc thù riêng, gần 20 năm đầu thực hiện song hành cùng chính sách BHYT bắt buộc của Nhà nước,
từ năm 2010 chuyển thành có trách nhiệm tham gia, đến năm 2015 bắt buộc phải tham gia theo quy định của Luật BHYT. Với những đặc thù riêng của thời kỳ tự nguyện tham gia, nếu như không có sự đồng tình, ủng hộ của báo chí chắc chắn khó có thể phát triển nhanh, mạnh, rộng khắp như hiện nay.
Với chức năng giáo dục chính trị - tư tưởng, cổ động và tổ chức tập thể, báo chí giữ vai trò chủ lực trong hoạt động truyền thông đại chúng, kịp thời chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT đến với mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân.
Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn (ngày 26 tháng 8 năm 2016), GS.TS . Đào Văn Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh: “Để đưa chính sách, pháp luật BHYT đi vào đời sống, công tác truyền thông có vai trò hết sức quan trọng, trong đó báo chí là lực lượng “xung kích”có vai trò chủ lực, nòng cốt nhất. Đối với việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên, báo chí là kênh truyền thông hữu hiệu, có sức lan tỏa lớn nhất. Khi BHYT học sinh, sinh viên còn là đối tượng tự nguyện tham gia, vai trò của báo chí đã rất quan trọng, góp phần định hướng dư luận về lợi ích to lớn của chính sách không chỉ chăm lo sức khỏe bản thân học sinh, sinh viên mà còn thiết thực cho sự nghiệp giáo dục toàn diện, vì tương lai của đất nước. Nhờ đó, chính sách BHYT học sinh, sinh viên đã phát triển mạnh mẽ, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội và được Quốc hội nước ta thông qua, chuyển thành đối tượng bắt buộc tham gia”.
Trước hết, báo chí cung cấp cho công chúng những thông tin phong phú về chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng. Thông qua đó, báo chí giúp cho công chúng hiểu được đường lối, chính sách an sinh xã hội của đất nước. Báo chí phản ánh vấn đề BHYT
học sinh, sinh viên từ nhiều góc độ khác nhau như: cách nhìn của người dân, giải thích của nhà quản lý, ý kiến bàn luận của nhà khoa học và cả quan điểm riêng của nhà báo.
Với quan điểm tiếp cận như vậy, để thể hiện tính dân chủ, công khai trong thông tin về BHYT học sinh, sinh viên và thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân, báo chí vừa là diễn đàn và cầu nối đưa thông tin về chính sách, pháp luật BHYT đến với nhân dân. Thực tiễn những năm qua cho thấy, trong từng thời kỳ lịch sử, vấn để chính sách thường nảy sinh nhiều bất cập vì vậy đòi hỏi phải có cách nhìn nhận và sự định hướng đúng đắn. Khi vấn đề nào đó đang có nhiều quan điểm và được nhà báo đưa ra bàn luận trên báo chí, công chúng sẽ hiểu được vấn đề một cách trọn vẹn, còn nhà quản lý sẽ có cơ sở để đưa ra các quyết sách phù hợp ý Đảng, lòng dân. Không chỉ phản ánh thông tin, báo chí còn chuyển tải nhiều ý kiến tham vấn, có những ý kiến phân tích mang tính phản biện xác đáng về những lỗ hổng của cơ chế, chính sách, giúp cho các cơ quan chức năng nhìn nhận thấu đáo, từ đó có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Hơn thế nữa, báo chí giờ đây không chỉ phản ánh đơn thuần đời sống xã hội, mà còn chủ động tham gia tìm tòi, gợi mở, kết nối thông tin và thúc đẩy hành động, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp vì an sinh xã hội.
Cũng chính vì thế, vấn đề BHYT học sinh, sinh viên không chỉ thu hút sự quan tâm của nhân dân, mà còn dành được sự quan tâm đặc biệt của báo giới. Bám sát thực tiễn, hệ thống báo chí đã tích cực thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của pháp luật; tình hình, kết quả tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, hệ thống các trường học; đồng thời, phản ánh dư luận của người dân. Từ đó xây dựng những diễn đàn trao đổi, thảo luận phản biện chính sách, tạo dựng sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị về vấn đề mang tính quốc gia này.
Học sinh, sinh sinh sống phụ thuộc gia đình, không tự có nguồn tài chính để mua thẻ BHYT, vì thế đối tượng tuyên truyền, vận động của báo chí
không chỉ tập trung vào học sinh sinh viên mà phải hướng tới các bậc cha mẹ học sinh và lãnh đạo nhà trường cùng các cấp ủy, chỉnh quyền địa phương.
Là phương tiện truyền thông chủ lực, vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên phải được báo chí cập nhật, phản ánh kịp thời, vừa thông tin những nội dung quy định mới của pháp luật, vừa phản hồi ý kiến của nhân dân để các cơ quan hữu quan nắm bắt, điều chỉnh những vấn đề chưa sát thực tiễn, giúp cho chủ trương, chính sách mới nhanh chóng đi vào cuộc sống.
ThS. Dương Ngọc Ánh - Phó Tổng Biên tập Tạp chí BHXH trong trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn (ngày 7 tháng 9 năm 2016) cho rằng:
“Trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, chính sách BHYT luôn nhận được sự quan tâm của dư luận nhiều hơn cả bởi nó liên quan mật thiết đến sức khỏe toàn dân. Sau gần 20 năm thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, quy định bắt buộc tham gia BHYT đã được Luật hóa và học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng tự đóng phí đầu tiên thực hiện cơ chế bắt buộc tham gia theo lộ trình, chính vì vậy, việc thực hiện BHYT bắt buộc đối với HSSV theo quy định của Luật càng cần được truyền thông mạnh mẽ”.
Từ những phân tích trên, cho thấy vai trò của báo chí nói chung, báo in và báo điện tử nói riêng đối với việc đổi mới thực hiện BHYT học sinh, sinh viên tập trung ở những khía cạnh sau:
- Thứ nhất, là lực lượng xung kích, công cụ, vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giúp xã hội hiểu rõ bản chất ưu việt, nhân văn của chính sách BHYT học sinh, sinh viên, vì sức khỏe học sinh và tương lai của đất nước. Thực tế cho thấy, mỗi khi các chính sách, pháp luật có sự thay đổi thì lại cần có thời gian để xã hội làm quen và thích nghi. BHYT học sinh, sinh viên tuy không phải là mới mẻ, nhưng trước đây là chính sách thực hiện theo hình thức tự nguyện. Kể từ ngày 01/01/2015Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức được áp dụng, theo đó đối
tượng HSSV là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT và được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. Chính vì vậy mà Báo chí cần vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn để góp phần tuyên truyền, giải thích cho xã hội nói chung và HSSV nói riêng hiểu được tính nhân văn, ưu việt của chính sách này. Đặc biệt, báo chí cần phải truyền thông để người dân hiểu được vì sao phải bắt buộc thực hiện đối với BHYT học sinh, sinh viên; lợi ích là gì và trách nhiệm, nghĩa vụ đến đâu; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, nhà trường như thế nào… Báo chí cần thông tin để người dân hiểu rõ những quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, cụ thể: HSSV thuộc hộ nghèo, HSSV là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, HSSV đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước cấp thẻ BHYT do ngân sách nhà nước đóng 100% mức đóng; HSSV thuộc hộ cận nghèo cũng được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng. Các đối tượng học sinh, sinh viên còn lại được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng [1,2,3,], thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc quan tâm, chăm lo tới sức khỏe của thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. BHYT học sinh, sinh viên trong thực tế đã có tác dụng chăm lo cho thế hệ trẻ một cách toàn diện. Ngoài việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, thông qua chính sách BHYT còn giáo dục cho các em nhận thức tốt về tính cộng đồng, nhân ái, nhân văn, nâng cao giá trị nhân cách và lối sống trong xã hội hiện đại ngày nay. Khi tham gia BHYT các em sẽ thấy được BHYT có tác dụng tốt đối với bạn bè, mọi người chung quanh và ngay cả bản thân chính mình. Các em sẽ học được cách chia sẽ khó khăn đồng cảm với những người không may gặp rủi ro, bệnh tật. Chính nhân cách sống ấy sẽ hình thành trong các em và đồng hành cùng các em trong suốt cuộc đời. Thực tế cũng cho thấy vẫn còn không ít bậc phụ huynh và cả các em HSSV chưa nhận thức được đầy đủ tính ưu việt, tính nhân văn, cộng đồng cùng chia sẻ của chính sách BHYT, ích lợi của việc tham gia BHYT nên chưa tự giác tham gia. Qua hơn 20 năm
triển khai thực hiện, đặc biệt là từ khi thực hiện Luật BHYT đến nay. Có thể thấy BHYT thực sự là chỗ dựa với bản thân mỗi em học sinh cũng như gia đình, giúp các em yên tâm học hành, vượt qua khó khăn bệnh tật [1,2,3,19]. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt học sinh, sinh viên tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi gặp rủi ro, đau ốm. Có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, chi phí chữa trị lên tới hàng trăm triệu đồng cũng được Quỹ BHYT chi trả, giúp các em có cơ hội điều trị bệnh tật [1,47]. Do đó, báo chí cần nắm vững tính chất, đặc điểm, lợi ích của BHYT học sinh sinh viên để thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình trong chuyển tải chủ trương, chính sách, pháp luật BHYT học sinh, sinh viên, nhất là khi có những thay đổi để định hướng dư luận, giúp cho việc thực thi pháp luật được nghiêm túc, hiệu quả.
- Thứ hai, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, là diễn đàn của nhân dân, trước những thay đổi của chính sách, pháp luật BHYT nói chung, BHYT học sinh, sinh viên nói riêng, báo chí có trách nhiệm thông tin nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, thực hiện vai trò định hướng, hướng dẫn dư luận hiểu để chấp hành đúng quy định. Từ tháng 01/2010, Luật BHYT đã quy định HSSV là đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT, cùng những thay đổi về mức đóng, trách nhiệm đóng của Nhà nước và học sinh, sinh viên. Đặc biệt, khi Luật BHYT sửa đổi đi vào thực thi, BHYT học sinh, sinh viên có một số điểm mới hơn, đó là quy định bắt buộc tham gia, mức đóng BHYT tăng 1,5% so với trước đây và quyền lợi hưởng BHYT cho người tham gia được mở rộng thêm, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT học sinh, sinh viên sẽ theo năm tài chính, từ ngày 1-1 đến 31-12 của năm (không theo năm học như 20 năm trước đây đã thực hiện). Đây là những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến hầu hết mọi gia đình, do đó nếu không được thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời, thấu đáo dễ gây ra bức xúc, phản ứng trái chiều của dư luận, gây bất lợi cho việc thực thi pháp
luật. GS.TS Đào Văn Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, trong trả lời phỏng vấn của tác giả Luận văn cũng đã nhấn mạnh: “Khi đã bắt buộc học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT càng phải lưu tâm thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông để mọi người, mọi nhà hiểu biết mục đích, ý nghĩa cùng những quy định của pháp luật về quyền lợi, trách nhiệm cụ thể. Nhất là thời điểm giao thời chuyển từ tự nguyện thành bắt buộc, phải chú ý tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ, để các cấp, các ngành, nhà trường, gia đình nắm bắt, nhận thức đúng để chấp hành tốt những quy định của pháp luật. Do đó, báo chí phải là lực lượng “xung kích” đi trước, đón đầu và thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ này và trong thực tế nhiều cơ quan báo chí đã làm tốt nhiệm vụ này, nhất là báo chí Ngành BHXH”.
- Thứ ba, với bản chất của báo chí cách mạng báo chí kịp thời phản ánh thực tiễn, kinh nghiệm tổ chức thực hiện ở cơ sở; quan tâm phát hiện, biểu dương, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, coi trọng những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt trong việc thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên; phản ánh những thông tin đa chiều quan tâm đến quyền lợi và giúp đối tượng tham gia bảo vệ những quyền lợi an sinh chính đáng của họ. Đồng thời, báo chí lên tiếng đấu tranh, phê phán mạnh mẽ các hành vi tiêu cực, không tuân thủ quy định của pháp luật nhà nước về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là những quy định mới của Luật BHYT sửa đổi bổ sung bắt buộc phải tham gia, vì sức khỏe của chính mình, gia đình mình và cộng đồng xã hội.
- Thứ tư, báo chí thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội về chính sách BHYT học sinh, sinh viên. Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng cơ bản của báo chí. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức ghi nhận, yêu cầu báo chí cách mạng Việt Nam đảm nhận vai trò, nhiệm vụ phản biện xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu rõ:
giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước...”. Giám sát và phản biện xã hội là hai chức năng gắn bó mật thiết. Chỉ trên cơ sở giám sát một cách nghiêm túc thì mới có thông tin đầy đủ và thấu đáo làm tiền đề cho phản biện. Báo chí cần thực hiện tốt chức năng giảm sát, phản biện xã hội của mình bằng cách thông tin chuẩn xác, kịp thời về những vấn đề bức xúc bất cập trong các lĩnh vực hoạt động của BHYT nói chung và chính sách BHYT học sinh, sinh viên nói riêng. Một trong những vấn đề được báo chí tập trung quan tâm, giám sát về chính sách BHYT học sinh, sinh viên; đồng thời cũng là vấn đề mà phụ huynh HSSV, các trường học, các cấp ủy Đảng quan tâm đó là việc thu BHYT học sinh, sinh viên theo quy định mới (đóng 15 tháng thay vì 12 tháng, mức đóng cao theo lương) gây khó khăn cho nhiều gia đình, phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn; các trường học và địa phương lúng túng trong việc thu phí BHYT. Dư luận xã hội cũng đặt nhiều câu hỏi quanh vấn đề là việc thực hiện thu BHYT học sinh, sinh viên, sẽ thu 6 tháng/lần hay thu 15 tháng/lần. Cùng với các vấn đề đó có nhiều luồng dư luận trái chiều về mức đóng BHYT học sinh, sinh viên tăng từ 3% mức lương cơ sở tăng lên 4,5%. HSSV được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng, còn lại 70% học sinh phải tự đóng. Chính bởi vậy nên chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí đối với chính sách BHYT học sinh, sinh viên là rất quan trọng. Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội trước hết ở việc cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều. Tính chân thực khách quan chính là điểm mấu chốt trong việc đưa ra những đánh giá đúng đắn về dư luận xã hội.
Báo chí là diễn đàn của nhân dân và sự giám sát, phản biện của dư luận xã hội được thể hiện ngày càng sâu sắc trên báo chí. Nhân dân có thể phát