2.1.2 .Tạp chí Bảo hiểm xã hội, BHXH Việt Nam
3.3. Một số giải pháp
3.3.7. Đa dạng hóa nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải
Thời gian qua, công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử đã góp phần làm thay đổi nhận thức của công chúng; giúp họ thấy rõ được vai trò của BHYT nói chung, BHYT học sinh, sinh viên nói riêng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, BHYT học sinh, sinh viên là một đề tài rộng lớn đòi hỏi những
người làm báo cần có sự hiểu biết sâu sắc, từ đó cung cấp những thông tin tốt nhất đối với công chúng. Như trên đã phân tích, thông tin về BHYT nói chung và vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử nói riêng còn nhiều hạn chế.
Về vấn đề này TS. Trần Bá Dung, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Các cơ quan thông tấn, báo chí cần không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền về BHXH, BHYT, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên ngang tầm nhiệm vụ, các cơ quan báo chí phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT. Trên cơ sở đó, xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tiễn, có định hướng rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm; tăng chuyên trang tuyên truyền BHXH, BHYT; tăng thông tin về chính sách BHXH, BHYT, cung cấp thông tin chính sách pháp luật về quyền lợi và nghĩavụ đối với người tham gia” (Phỏng vấn sâu TS.Trần Bá Dung,Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, thực hiện vào tháng 8/2016)
Để khắc phục hạn chế trong thông tin về BHYT học sinh, sinh viên như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử nói chung và các cơ quan báo chí tác giả khảo sát nói riêng, một số giải pháp cần được nghiên cứu và áp dụng:
Thứ nhất, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin đấu tranh, phản biện xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt, cần tăng cường thông tin về quyền lợi, trách nhiệm tham gia BHYT và thông tin hướng dẫn về thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách…
Thứ hai, chú ý xây dựng chuyên mục riêng, tăng cường dung lượng, tần xuất, nhất là trong những thời điểm chính sách có sự thay đổi; tổ chức các buổi tọa đàm, bàn tròn thường xuyên và cố định để công chúng tiện theo dõi; sử dụng đa dạng, linh hoạt thể loại báo chí, nhất là tin tức, phóng sự, phỏng
vấn, điều tra, cải tiến, nâng cao chất lượng bài phản ánh, bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải...
Thứ ba, với lợi thế của mình, trước những sự kiện, thay đổi lớn của chính sách BHYT học sinh, sinh viên, các cơ quan báo chí cần chủ động tổ chức các cuộc giao lưu tuyến trên trên Internet; tổ chức hội thảo, bàn tròn với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý, để cung cấp thông tin sinh động hơn, thiết thực hơn đối với độc giả. Qua đó tuyên truyền, định hướng được những vấn đề đang còn nhiều tranh luận. Bên cạnh đó, để bắt nhịp với xu thế báo chí hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh thông tin với các cơ quan báo chí khác, các báo điện tử cần tăngcường hơn nữa các thể loại bài điều tra, phóng sự... để tạo sức hấp dẫn đối với công chúng độc giả. Thường xuyên tổng kết, tổ chức khảo sát, nghiên cứu khoa học để đánh giá chính xác chất lượng hiệu quả tuyên truyền để từ đó điều chỉnh hợp lý thủ pháp tuyên truyền.