Cơ sở thực tiễn Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 38)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên

1.2.4. Cơ sở thực tiễn Bảo hiểm y tế học sinh,sinh viên

* Bảo hiểm y tế một số nước trên thế giới

- BHYT ở Vương Quốc Bỉ: BHYT là một phần không thể tách rời của An sinh xã hội Vương Quốc Bỉ, được thực hiện theo nguyên tắc “toàn dân, bắt buộc, đoàn kết”, có nghĩa tất cả người dân đều phải tham gia BHYT, theo

hình thức bắt buộc, để bù đắp, trợ giúp lẫn nhau khi không may ốm đau, bệnh tật. Quỹ BHYT của Bỉ hình thanh từ 03 nguồn chính là: Mức phí BHYT do người tham gia đóng góp (chiếm 75% quỹ); tài trợ của Chính phủ (NSNN) và các nguồn khác.

- Chính sách BHYT tại Đài Loan: BHYT Đài Loan được thực hiện từ năm 1995 theo hình thức BHYT bắt buộc theo Luật với tất cả mọi người dân. Tỷ lệ bao phủ là 99% dân số (23 triệu người tham gia). Mức đóng quyền lợi của người tham gia BHYT được thống nhất trên toàn quốc .

+ Quỹ BHYT được hình thành từ các nguồn chính: từ đóng góp người lao động, người sử dụng lao động, Chính phủ. Ngoài ra, một số lợi tức thu được từ xổ số, thuế thuốc lá cũng được bổ sung cho nguồn quỹ BHYT.

+ Mức đóng BHYT hiện tại là 5,17% thu nhập. Tùy theo từng nhóm đối tượng mà mức tự đóng/ hỗ trợ của Chính phủ khác nhau.

* BHYT ở Pháp: BHYT ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền kể cả những người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này. Tất cả mọi người đều có thẻ khám bệnh, trẻ em trên 16 tuổi thì có thẻ riêng, trước đó đăng ký trên thẻ của cha mẹ. Hiện nay, người dân đi khám bệnh hoặc mua thuốc hầu như không phải trả tiền ngoại trừ các khoản đóng góp bắt buộc bắt đầu áp dụng từ năm 2005: như chuyển từ chế độ miễn phí hoàn toàn sang chế độ đóng góp - mỗi lần khám bệnh phải trả 1euro, mỗi lọ thuốc sẽ đóng 0,5euro...; đặt ra chế độ bác sỹ theo dõi; chế độ khám chữa bệnh hay mua thuốc của bệnh nhân.

* BHYT ở Việt Nam: BHYT ở Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Quản lý; sự phối hợp tạo điều kiện của các Bộ, Ngành ở Trung ương và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân. Qua việc nghiên cứu BHYT ở trên có thể thấy BHYT ở các nước rất đa dạng và hầu

như không giống nhau vì chúng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội.

Trong giai đoạn đầu phát triển BHYT nói chung, BHYT học sinh, sinh viên nói riêng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn (người dân không mặn mà với BHYT hoặc xảy ra tình trạng “Lựa chọn ngược” chất lượng dịch vụ, đội ngũ y, bác sĩ thiếu không đáp ứng được yêu cầu…).

Căn cứ vào đặc điểm riêng của Việt Nam cũng như qua nghiên cứu BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên của một số nước cho chúng ta một số bài học kinh nghiệm, từ đó làm cơ sở để xây dựng, hoàn thiện BHYT học sinh ở Việt Nam:

BHYT học sinh, sinh viên muốn thực được tốt phải tuân thủ theo đúng các quy luật phát triển khách quan của nó, không thể chủ quan duy ý chí hoặc áp đặt tuỳ tiện, nôn nóng đáp ứng ngay nhu cầu mong muốn của mọi người, trong khi mọi điều kiện cơ bản để hình thành, ổn định và phát triển nó chưa có hoặc chưa đầy đủ.

Phải xây dựng hoàn chỉnh chính sách BHYT học sinh, sinh viên: chính sách BHYT học sinh, sinh viên chủ yếu hướng tới đối tượng là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường, cơ sở giáo dục trên cả nước.

BHYT học sinh, sinh viên phải thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp...và nền kinh tế quốc dân nói chung.

Quỹ BHYT học sinh, sinh viên phải được Nhà nước bảo hộ và phải nằm trong quỹ BHYT nói chung của toàn quốc. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho quỹ được bảo toàn, ổn định và phát triển.

Tổ chức BHYT cho đối tượng học sinh, sinh viên phải nằm trong guồng máy chung của BHXH Việt Nam, không thể tách rời để hoạt động động lập với BHXH Việt Nam.

- BHYT học sinh, sinh viên mang tính nhân văn, xã hội sâu sắc. Con người nếu không tham gia BHYT phải bỏ ra toàn bộ chi phí khi đi KCB và

trong nhiều trường hợp số tiền phải thanh toán vượt quá khả năng tài chính của họ. Tuy nhiên nếu họ tham gia BHYT, họ có thể nhận được sự chia sẻ của cả cộng đồng và vấn đề tài chính không trở thành một áp lực với họ khi không may ốm đau, bệnh tật, kể cả trong trường hợp hiểm nghèo. Thực tế cho thấy chi phí Y tế trong nhiều trường hợp trở thành một trong các “bẫy đói nghèo” của nhóm dân cư có mức sống thấp.

- Góp phần thực hiện công bằng xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe cho HSSV. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung HSSVnói riêng là phải đảm bảo cho mọi mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng tốt, dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe, có chính sách trợ giúp người nghèo được khám chữa bệnh khi ốm đau. BHYT đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân, trên cơ sở tạo ra những cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của toàn dân;

+ BHYT học sinh, sinh viên góp phần thực hiện công bằng xã hội. Chia sẻ trong BHYT là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân phối lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, BHYT học sinh, sinh viên góp phần làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong chăm sóc sức khỏe và KCB.

- Tạo nguồn lực phát triển Y tế học đường. Qua hơn 20 năm thực hiện, đặc biệt là từ khi thực hiện Luật BHYT đến nay, cùng với số thu BHYT học sinh, sinh viên tăng đều qua các năm, số kinh phí trích lại từ tiền thu BHYT dành cho Y tế học đường cũng tăng lên đáng kể. BHYT học sinh, sinh viên đã phát huy hiệu quả thiết thực với công tác chăm sóc sức khỏe học đường. Kinh

phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV luôn được cơ quan BHXH chuyển kịp thời, tạo nguồn lực quan trọng phát triển y tế trường học.

- BHYT học sinh, sinh viên thực sự là chỗ dựa với bản thân mỗi học sinh cũng như gia đình, giúp các em yên tâm học hành, vượt qua khó khăn bệnh tật. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt HSSV tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi gặp rủi ro, ốm đau. Có nhiều trường hợp HSSV mắc các bệnh nan y, chi phí chữa trị lên tới hàng trăm triệu đồng cũng được Quỹ BHYT chi trả, giúp các em có cơ hội điều trị bệnh tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)