Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 108 - 139)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4. Một số kiến nghị

3.4.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương

- Cộng đồng dân cƣ phối hợp với chính quyền địa phƣơng tăng cƣờng giƣ̃ trâ ̣t tƣ̣, trị an và vệ sinh môi trƣờng tại các điểm di tích.

- Tăng cƣờng và phổ biến rộng rãi hoạt động bảo tồn di tích nhƣ tài sản của mình.

- Chủ động tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách du lịch.

- Cộng đồng địa phƣơng cần đoàn kết, cùng chung tay khôi phục lại những nét văn hóa truyền thống của văn hóa dân tộc mình nhằm phát triển du lịch nhƣ các điệu múa, lễ hội truyền thống, hát Then, làng nghề thủ công truyền thống,... Xây dựng các đội văn nghệ dân gian, từ đó, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

- Các hộ tham gia hoạt động du lịch cần tăng cƣờng đầu tƣ, dựa vào những gì sẵn có của gia đình để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho khách du lịch nhằm kéo dài thời gian lƣu trú của khách du lịch.

- Chấp hành đúng các quy định về hoạt động phục vụ du lịch, về môi trƣờng, cảnh quan, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lƣợng phục vụ. Có thái độ thân thiện, cởi mở với khách du lịch, chấp hành nội quy, quy định pháp luật, không tự ý nâng giá thành của các sản phẩm dịch vụ du lịch, không chèo kéo du khách, ...

Tiểu kết chƣơng 3

Hiện nay, hoạt động du lịch tại DTLSCM ATK Định Hóa đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn chƣa phát triển xứng đáng với những tiềm năng, thế mạnh vốn có, đồng thời, hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích ở đây cũng còn nhiều bất cập. Để du lịch ATK

Định Hóa thực sự bung mình, từ đó, làm tròn vai trò thúc đẩy hoạt động bảo tồn, gìn giữ giá trị của di tích, các cấp chính quyền có liên quan cần đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch đƣợc diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, muốn giữ chân đƣợc du khách ở lại dài ngày, Ban quản lý khu di tích cần phải hệ thống hóa và xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn nhƣng vẫn thể hiện tính đặc trƣng cho di tích, giữ gìn nguyên vẹn giá trị di tích; phải đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, sản phẩm du lịch đa dạng, đội ngũ cán bộ quản lý làm việc phải có trách nhiệm, có trình độ, chuyên môn về bảo tồn di tích cũng nhƣ phát triển du lịch. Nhờ vậy, hoạt động du lịch mới cất cánh tạo điều kiện cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

KẾT LUẬN

Ngày nay, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng đã trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc gìn giữ lịch sử - văn hóa dân tộc, đồng thời, nó cũng là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Phát triển du lịch tại các di tích lịch sử cách mạng dựa trên cơ sở bảo tồn ngày càng đƣợc chú ývà có sự mở rộngvề cả chất và lƣợng, điều đó khẳng định, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ngày càng đƣợc chú trọng. Mọi ngƣời đều nhận thức rằng, một khi các giá trị của di tích lịch sử cách mạng bị hủy hoại thì không bất kì một tài khoản tài chính nào, cho dù lớn đến đâu, với những bộ óc thông minh đến đâu cũng không thể làm lại đƣợc. Nhƣ ta thấy, một sự thật hiển nhiên là giờ đây. với khoa học vàcông nghệ phát triển, ngƣời ta có thể xây dựng những công trình cao ốc chọc trời, nhƣng không thể tái tạo lại đƣợc một di tích lịch sử cách mạng nguyên bản khi nó bị mất đi. Mặt khác, đầu tƣ cho các di tích lịch sử cách mạng không tốn kém nhƣ đầu tƣ cho các dự án xây dựng nhà máy, xí nghiệp, song lại có thể khai thác lâu dài, mãi mãi nếu nhƣ ta biết bảo tồn. Công nghiệp tiên tiến sẽ đến lúc lạc hậu, nhƣng những di tích có giá trị lịch sử cách mạng tuổi thọ ngày càng cao, giá trị của di tích càng hấp dẫn.

DTLSCM ATK Định Hóa với giá trị là một phần của quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc ta, với 128 điểm di tích nằm rải rác tại huyện Định Hóa, xem kẽ với tài nguyên du lịch văn hóa tộc ngƣời đặc sắc và tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. ATK Định Hóa đủ điều kiện để có thể trở thành một điểm du lịch di tích lịch sử - sinh thu hút khách du lịch. Thực tế, ATK Định Hóa đang từng bƣớc đƣa các giá trị di tích vào khai thác trong du lịch nhằm đƣa di tích sống đúng với cuộc đời của nó. Tuy

nhiên, tính đến thời điểm này các điểm di tích lịch sử cách mạng do ban quản lý ATK quản lý ngoài vùng trung tâm đã đƣợc khai thác cho du lịch, thì nhiều điểm di tích còn ở dạng tiềm năng chƣa khai thác cho du lịch để phát huy thế mạnh... Cụ thể, hoạt động du lịch của cả khu di tích vẫn còn mờ nhạt, chƣa có những bƣớc đột phá, chƣa khẳng định đƣợc cả về chất và lƣợng. Vì vậy, vai trò của du lịch trong phát huy và bảo tồn di tích cũng chƣa đƣợc thể hiện rõ nét. Do đó, cần có hệ thống các giải pháp cụ thể, đồng bộ, với sự tham gia của tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch và bảo tồn di tích cùng chung tay, hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững, gìn giữ nguyên vẹn giá trị di tích, để có thể bảo tồn, khai thác và phát huy các di tích giá trị củadi tích.

Trên cơ sở thực trạng phát triển du lịch tại ATK Định Hóa, với việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa – Thái Nguyên”, tác giả đã lần lƣợt làm rõ các vấn đề về lý luận có liên quan đến phát triển du lịch tại di tích lịch sử cách mạng; Một kết luận khá quan trọng đƣợc rút ra ở đây chính là tính đặc thù của loại hình di tích lịch sử cách mạng quy định một cách tiếp cận riêng đối với phát triển du lịch tại đây. Du lịch phải đóng góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy di tích. Bảo tồn không thể chỉ dựa vào ngân sách Nhà nƣớc; bản thân di tích chƣa có đƣợc hấp lực mạnh từ các nguồn đầu tƣ xã hội hóa. Trong bối cảnh đó, chỉ có phát triển du lịch mới giải quyết đƣợc vấn đề. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là làm sao để du lịch phát triển và phát triển bền vững. Một lần nữa các giá trị của khu di tích lại trở thành cơ sở quan trọng hàng đầu để triển khai các dự tính về du lịch. Cần “làm mới” di tích, thổi sinh khí vào khu di tích, tìm ra những hấp lực mới cho du lịch tại đây. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, từ đó du lịch mới đóng góp trở lại cho bảo tồn, cho phát triển cộng đồng. Tác giả cũng đã nghiên cứu các kinh nghiệm làm du lịch tại một số khu di tích lịch sử cách mạng ở trong và ngoài nƣớc; Trình bày một cách có hệ thống những điểm di tích thuộc khu di tích ATK Định Hóa cũng nhƣ giá trị của khu di tích, đồng thời hệ thống hóa tài nguyên du lịch phụ cận và đan xen có tại khu di tích. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu phân tích thực

trạng phát triển du lịch và thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại ATK Định Hóa. Những nghiên cứu phân tích đã làm cơ sở để tác giả đề xuất những định hƣớng, giải pháp phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, vừa đạt hiệu quả cao về kinh tế, lại vừa bảo tồn và phát huy giá trị di tích, đồng thời, có tính khả thi đối với hoạt động du lịch tại di tích. Trong đó, nhấn mạnh vào việc quy hoạch lại di tích, đề xuất các phƣơng án bảo tồn di tích, đồng thời, tổ chức lại cơ cấu bộ máy quản lý, xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch phù hợp và tôn vinh giá trị di tích, đầu tƣ xây dựng CSHT –VCKT bằng các biện pháp thu hút vốn cụ thể, đƣa ra các giải pháp thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và hiểu biết về ATK Định Hóa, mở rộng mối liên kết sản phẩm du lịch với các điểm du lịch trong vùng, tỉnh,...

Với khả năng nghiên cứu còn hạn chế, tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô và các học viên, độc giả để luận văn đƣợc trọn vẹn và hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu về Di sản văn hóa và Du lịch văn hóa

1. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, sách tham khảo, Nxb Đại học Quốc gia

2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam3. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trƣờng, Tổng cục Du lịch, tr.98

3. Trƣơng Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.22-235. Nguyễn Văn Đính-Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân

4. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11

5. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch, Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 06/04/2012

6. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội

7. Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Trƣờng Tân (2012), Quản lý di sản văn hóa, Nxb ĐHQG Hà Nội10. Hoàng Lƣơng (2005), Văn hóa các dân tộc Đông Bắc Việt Nam, Trƣờng ĐH Văn hóa Hà Nội

8. Phạm Trung Lƣơng (2005), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nxb Giáo dục

9. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa

10. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb Lao động

11. Dƣơng Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 4, tr.26-2715.

12. Dƣơng Văn Sáu, Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2010, tr.3316.

13. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

14. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

15. Thủ tƣớng chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 201/QĐ-TTg19. Tổ chức Lao động quốc tế, Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch (bản tiếng Việt)

16. Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Sách hƣớng dẫn du lịch 17. Đoàn Huyền Trang (2009), Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam, Nxb Lao động

18. Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

19. Đổng Ngọc Minh, Vƣơng Lôi Đình (2001), Kinh tế Du lịch và Du lịch học, NXB Trẻ.

20. Trần Quốc Vƣợng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc

21. Bùi Thị Hải Yến (2008), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục,

Tài liệu về Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa

1. Ban quản lý Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên (2014), Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa – Thái Nguyên, Nxb Quân đội nhân dân

2. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), An toàn khu Định Hóa trong căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc, Luận văn thạc sĩ ngành Lịch sử, Thái Nguyên

3. Đồng Khắc Thọ (2013), ATK – In dấu lịch sử, Nxb Hội nhà văn

4. Đồng Khắc Thọ (2014), Trần Đăng Ninh và trƣởng ban họ Hồ ở ATK Định Hóa, Nxb Hội nhà văn

5. Trần Xuân Thành (2013), Nghiên cứu bố cục không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch văn hóa lích sử ATK Định Hóa, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Thái Nguyên.

6. Thủ tƣớng chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt Đề án phát triển kinh tế- xã hội vùng trung tâm ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020

Tài liệu về Thái Nguyên

1. Bảo tàng Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên di tích danh thắng và triển vọng tương lai

2. Nguyễn Văn Chiến (2206), Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên

3. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2005), Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI

4. Sở Thƣơng mại và Du lịch Thái Nguyên (2006), Sổ tay du lịch Thái Nguyên

5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2008), Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2015, tầm nhìn đến 2020

6. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2009), Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015

7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên (2014), Đề án Hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiên trúc nghệ thuật đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014 – 2020

8. Đồng Khắc Thọ (2003), Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên

9. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Thái Nguyên trên đường hội nhập, Nxb Lao động-Xã hội

10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

11. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định Phê duyệt đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015

PHỤ LỤC

Bảng 1: Đầu tƣ và phân kỳ đầu tƣ xây dựng, phục hồi, bảo tồn, tôn tạo giá trị các Di tích ATK (2013 – 2020) N ăm Hạng mục S ố tiền 2 014

Bảo tồn tôn tạo di tích Tỉn Keo, xã Phú Đình 10 tỷ đồng Phục dựng, tôn tạo di tích Hội nông dân và Ban Nông

vận Trung ƣơng ở Roong Khoa, xã Điềm Mặc

8 tỷ đồng Tôn tạo, bảo tồn Di tích nơi Báo Quân đội Nhân dân ra

số đầu (1950) ở Định Biên

5 tỷ đồng Tôn tạo, bảo tồn Di tích Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh,

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ở xã Định Biên

8 tỷ đồng 2

015

Phục dụng, tôn tạo xây dựng Nhà trƣng bày và đón tiếp…tại Di tích Nhà tù Chợ Chu, thị trấn Chợ Chu

11 tỷ đồng Phục dựng, tôn tạo bảo tồn di tích Tổng bí thƣ Trƣờng

Chinh và Văn phòng Trung ƣơng Đảng ở Nà Mòn, xã Phú Đình

45 tỷ đồng Tôn tạo di tích Khau Tý, đƣờng vào Di tích và làng du

lịch Bản Quyên, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc (20/5/1947)

6 tỷ đồng Cải tạo đƣờng vào cụm di tích Tổng bộ Việt Minh, Hội

nhà báo Việt Nam, Hội nông dân…(2,5km)

9 tỷ đồng Phục hồi, tôn tạo, mở đƣờng vào và xây dựng bãi đỗ xe

Di tích Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ở Thẩm Khen, xã Phú Đình

8 tỷ đồng 2

017

Bảo tồn, tôn tạo cum di tích Khuôn Tát, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc những năm 1948, 1954

15 tỷ đồng 2

019

Tôn tạo Di tích nơi làm việc của Văn phòng Bộ Tổng tƣ lệnh và Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp (nhà đón tiếp, nhà lán làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 108 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)