Công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 47 - 49)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích

2.2.3. Công tác quy hoạch

Từ khi đƣợc thành lập, Ban quản lý Khu di tích lịch sử cách mạng – sinh thái ATK Định Hóa đã phối hợp với huyện Định Hóa, đã triển khai thực hiện những biện pháp quy hoạch cụ thể. Trong đó đã đạt đƣợc những hiệu quả đáng khích lệ. Cụ thể, đã định hƣớng quy hoạch khu di tích theo hƣớng di tích lịch sử cách mạng kết hợp với cảnh quan sinh thái,. Tuy nhiên, hoạt động quy hoạch cần thời gian và số vốn lớn, do vậy, ATK Định Hóa xác định vấn đề quy hoạch sẽ đƣợc triển khai theo hai hƣớng trƣớc mắt và lâu dài. Khu ATK sẽ tập trung cho vấn đề trƣớc mắt là khai thác giá trị lịch sử cách mạng tại các di tích, sau đó đi vào khai thác cảnh quan sinh thái nhƣ thác

Bảy tầng, các đồi cọ, đồi chè…. Trong đó, nội dung quy hoạch cụ thể đƣợc thể hiện thông qua những dự án, đề án nhƣ:

- Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030;

- Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020;

- Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, định hƣớng đến năm 2015, tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2020;

- Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích giai đoạn 2012-2020,...

Trong định hƣớng phát triển của huyện, UBND Định Hóa cũng phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử cách mạng – sinh thái ATK Định Hóa tập trung sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nƣớc cấp để tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử cách mạng trên phạm vi toàn huyện, xây dựng hồ chứa nƣớc sinh thái và đập ngăn nƣớc dƣới chân đèo De, nơi có nhà tƣởng niệm Bác Hồ, xây dựng các làng du lịch dân tộc của Thái Nguyên tại Khuôn Tát tại xã Phú Đình,...; quy hoạch các khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các trò chơi dân gian truyền thống; phát triển dịch vụ ẩm thực trên cơ sở phát huy những món ăn truyền thống có thế mạnh của địa phƣơng nhƣ các món gà, dê, cơm lam đựng trong ống nứa, bánh chƣng; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch nhƣ hàng mây tre, chế tác đá, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng thổ cẩm,... nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Hiện nay, hoạt động tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK chủ yếu là các hoạt động tập trung vào giải quyết các vấn đề trƣớc mắt, bao gồm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích vào phát triển du lịch, bƣớc đầu đƣa du lịch trở thành hoạt động quan trọng cho công tác phát huy, gìn giữ giá trị di tích, tạo tiền đề để quy hoạch tổng thể, phối hợp giá trị cảnh quan với giá trị di tích nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Có thể nói, đây là định hƣớng mang tính lâu dài, nhằm xây dựng và bảo tồn giá trị cốt lõi trở thành nền móng để phát huy toàn diện giá trị khu di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 47 - 49)